Vĩnh Phúc: Phấn đấu nâng cao tỷ lệ cấp phiếu Lý lịch Tư pháp trực tuyến toàn phần

Sở Tư pháp Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị liên ngành đánh giá tình hình thực hiện Quy chế phối hợp về tra cứu, xác minh, trao đổi cung cấp thông tin lý lịch tư pháp 09 tháng đầu năm 2024
Sở Tư pháp Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị liên ngành đánh giá tình hình thực hiện Quy chế phối hợp về tra cứu, xác minh, trao đổi cung cấp thông tin lý lịch tư pháp 09 tháng đầu năm 2024
(PLVN) - 9 tháng đầu năm, mặc dù khối lượng công việc tăng cao, cần triển khai đồng thời nhiều nhiệm vụ nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao kịp thời của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả các sở, ngành, địa phương cùng sự chủ động, nỗ lực trong công tác, 09 tháng đầu năm công tác Tư pháp của Vĩnh Phúc được thực hiện hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Lãnh đạo Sở đã tăng cường công tác quản lý, điều hành hoạt động chặt chẽ, sát sao, bám sát nhiệm vụ của Ngành và các nhiệm vụ phát sinh được Bộ Tư pháp, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh giao. Phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng đồng chí Lãnh đạo Sở Tư pháp để chỉ đạo triển khai thực hiện.

Chủ động tham mưu, giúp UBND tỉnh chỉ đạo, ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện quản lý nhà nước trong công tác xây dựng, kiểm tra văn bản QPPL theo chức năng nhiệm vụ; Tiếp tục tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2019-2023 theo Kế hoạch; Nghiên cứu, tham gia ý kiến 153 dự thảo văn bản của Trung ương và của tỉnh; thẩm định 83 dự thảo văn bản QPPL của tỉnh; Thực hiện kịp thời hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL bằng các hình thức phù hợp; Công tác phối hợp thực hiện PBGDPL tiếp tục được duy trì, phát huy hiệu quả.

Hướng dẫn người dân làm thủ tục cấp Phiếu LLTP, ảnh MH

Hướng dẫn người dân làm thủ tục cấp Phiếu LLTP, ảnh MH

Đặc biệt, Sở Tư pháp đã triển khai, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử trong 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 06 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí. Hoàn thành nhiệm vụ số hóa dữ liệu hộ tịch giai đoạn 1 theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh với hơn 500.000 dữ liệu hộ tịch được đẩy lên Hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDL quốc gia về dân cư. Tiếp tục triển khai nhiệm vụ số hóa hộ tịch cho hơn 700.000 dữ liệu thực hiện trong năm 2024 ( giai đoạn 2) đang triển khai thi công theo quy trình trong năm 2024.

Trong 09 tháng Sở Tư pháp đã tiếp nhận và cấp 7.417/8.219 phiếu LLTP; Việc triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ công thiết yếu trong lĩnh vực LLTP theo Đề án 06/CP được triển khai thực hiện nghiêm túc thông qua việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong cấp phiếu LLTP.

9 tháng, tổng số việc công chứng là 10.430 việc với tổng số phí công chứng là gần 2.6 tỷ đồng. Số việc chứng thực là 710 việc; đã thực hiện 17 cuộc truyền thông về trợ giúp pháp lý. Tổng số vụ việc trợ giúp pháp lý 354 vụ việc.

Tuy nhiên, Sở Tư pháp nhìn nhận tỷ lệ hồ sơ cấp phiếu LLTP trực tuyến toàn phần còn thấp, vẫn còn hồ sơ chậm hạn cấp phiếu LLTP. Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin của Sở gặp khó khăn, triển khai chậm trên một số lĩnh vực. Số lượng việc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định, tham gia ý kiến tăng cao nhưng có nhiều bất cập…

Thời gian tới, Sở tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thẩm định văn bản QPPL, tham gia ý kiến 100% dự thảo văn bản QPPL, văn bản cá biệt theo đề nghị của các ngành, các cấp đảm bảo yêu cầu về chất lượng và tiến độ. Tiếp tục rà soát và kiểm tra các văn bản không còn phù hợp để tham mưu văn bản mới thay thế. Triển khai thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; kiểm tra công tác theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm liên ngành trên địa bàn tỉnh; công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thường xuyên công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh. Duy trì, thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên trong lĩnh vực hộ tịch, chứng thực, con nuôi, bồi thường nhà nước. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Đề án 06 theo kế hoạch của tỉnh; Thực hiện nhiệm vụ số hóa hộ tịch giai đoạn 2; triển khai thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông trên dịch vụ công. Triển khai xây dựng, thực hiện Phần mềm LLTP, phần mềm quản lý chứng thực. Kiểm tra công tác tư pháp cơ sở năm 2024. Tiếp tục nghiên cứu, đề ra các giải pháp nâng cao tỷ lệ cấp phiếu LLTP trực tuyến toàn phần; tham mưu triển khai xây dựng phần mềm kết nối, chia sẻ dữ liệu LLTP, nâng cấp, bảo trì Phần mềm quản lý chứng thực trên địa bàn tỉnh.

Tham mưu giúp lãnh đạo Sở giải quyết 100% đơn thuộc thẩm quyền. Thực hiện các cuộc thanh tra theo Kế hoạch. Quản lý chặt chẽ các hoạt động hành nghề của các tổ chức bổ trợ tư pháp, đưa hoạt động bổ trợ tư pháp ngày càng đi vào nề nếp. Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số theo chức năng, nhiệm vụ của ngành đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí đề ra.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh quán triệt chuyên sâu về các Nghị quyết tại Hội nghị.

Quán triệt chuyên sâu về các Nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

(PLVN) - Ngày 19/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu về Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ. Dự Hội nghị có TS. Nguyễn Hải Ninh - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Uỷ viên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.

Đọc thêm

Bám sát Nghị quyết số 197, đảm bảo tính khả thi của các cơ chế, chính sách đặc biệt

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là tinh thần được Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú nêu rõ khi chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo dự thảo Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197), sáng 18/6.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang Kỳ 2: Bứt phá chuyển đổi số trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Giám đốc Sở Tư pháp Tuyên Quang Nguyễn Thị Thược trao giải thưởng Cuộc thi trực tuyến ''Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính'' (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang )
(PLVN) - Với 22 dân tộc cùng sinh sống, Tuyên Quang còn nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với quy mô nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Để mang luật tới những bản làng xa xôi, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Sở Tư pháp Tuyên Quang quan tâm có trọng tâm, trọng điểm, cách thức tuyên truyền PBGDPL có những cách làm hay, sáng tạo, việc áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) và chuyển đổi số (CĐS) là điểm nhấn quan trọng.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang)
(PLVN) -  Bám sát các nhiệm vụ chính trị của ngành, của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính (CCHC)…

Cần bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật

Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quan tâm trong tổ chức, giao việc, bố trí công chức theo hướng bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật. Điều này còn rất cần thiết nhằm giúp hạn chế, ngăn ngừa lợi ích cục bộ trong đề xuất chính chính sách và soạn thảo luật.

Tản mạn với nghề thi hành án dân sự - Nhìn từ một vụ việc cưỡng chế!

Một buổi tiến hành cưỡng chế ở Quảng Ngãi ( Hình minh họa)
(PLVN) -  Đến với nghề thi hành án dân sự một cách rất tình cờ, qua gần 20 năm gắn bó với ngành, từ ngạch công chức chuyên viên pháp lý ban đầu đến ngạch thẩm tra viên, thẩm tra viên chính và bây giờ là Chấp hành viên trung cấp, bản thân tôi đã vượt qua không biết bao nhiêu gian truân, vất vả. Nhưng trên hết đó là tình yêu với công việc mình lựa chọn.

Xây dựng và lan tỏa văn hóa tuân thủ pháp luật trong toàn xã hội

Toàn cảnh Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 17/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật theo yêu cầu của Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Đảng bộ Sở Tư pháp Khánh Hòa bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế đổi mới và hội nhập

Toàn thể đại biểu trang nghiêm thực hiện nghi thức chào cờ, mở đầu Đại hội.
(PLVN) -  Ngày 17/6, Đảng bộ Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành Tư pháp tỉnh trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi số toàn diện và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự: Lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành thắng lợi cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ

Thứ trưởng Mai Lương Khôi trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác THADS. (Ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Hôm nay (18/6), Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030 nhằm đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ đã qua, đề ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp cho nhiệm kỳ mới. Đại hội cũng sẽ tiến hành bầu Ban Chấp hành khóa mới để gánh vác những trọng trách, lãnh đạo công tác THADS trong giai đoạn mới.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: "Các Nghị định phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền chỉ có hiệu lực pháp luật đến ngày 01/03/2027"

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành đồng thời 28 Nghị định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 2 cấp sau một quá trình rà soát khối lượng nhiệm vụ, quyền hạn khổng lồ của các bộ, ngành và chính quyền các cấp. Do thời gian gấp và yêu cầu phân cấp, phân quyền triệt để nên có ý kiến còn băn khoăn có thể có nhiệm vụ, quyền hạn chưa rõ ràng, chưa thật sự hợp lý về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền, để hiểu rõ hơn về nội dung này.

Vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2: Thông tin về việc tổ chức thi hành bản án liên quan đến 43.108 người

Bà Trương Mỹ Lan tại toà.
(PLVN) - Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP. Hồ Chí Minh thông tin chính thức đến người được thi hành án việc tổ chức thi hành Bản án phúc thẩm số 259/2025/HS-PT ngày 21/4/2025 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến 43.108 người trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2.

Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế: Phát huy tốt hơn nữa tinh thần trách nhiệm của từng đảng viên

Ông Nguyễn Khánh Ngọc tặng hoa chúc mừng Chi ủy Vụ Pháp luật quốc tế nhiệm kỳ 2025 – 2027.
(PLVN) -Ngày 17/6, Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027. Tham dự Đại Hội có Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh; đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, nguyên Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp…

Tiếp tục đột phá thể chế, đổi mới tư duy làm chính sách

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên họp sáng 17/6, thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và một số nội dung khác.