Vĩnh Phúc: Nghịch lý chợ bỏ hoang trong khi tiểu thương không nơi buôn bán

Chợ phường Khai Quang - Vĩnh Yên bỏ hoang nhiều năm. Ảnh: Nhật Nguyên.
Chợ phường Khai Quang - Vĩnh Yên bỏ hoang nhiều năm. Ảnh: Nhật Nguyên.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau 7 năm triển khai xây dựng, tới nay chợ Khai Quang (Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc) vẫn bỏ hoang do vướng mắc thủ tục nghiệm thu, thanh quyết toán. Trong khi đó hàng loạt tiểu thương không có nơi kinh doanh buôn bán ổn định phải bán tại khu chợ tạm.

Rạng sáng 24/5, trên địa bàn phường Khai Quang xảy ra vụ cháy khu chợ tự phát nằm bên đường Lạc Long Quân khiến hàng chục ki-ốt cùng xe ô tô đậu trên vỉa hè bên cạnh bị thiêu rụi. Vụ cháy này khiến nhiều tiểu thương rơi vào cảnh điêu đứng, dù cách đó không xa khu chợ của phường Khai Quang được đầu tư hàng tỷ đồng vẫn bỏ hoang nhiều năm.

Được biết, dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật chợ phường Khai Quang do UBND phường Khai Quang làm chủ đầu tư được triển khai năm 2016 và dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2017. Tuy nhiên, sau khi giải phóng mặt bằng và thực hiện một số hạng mục, dự án xây dựng chợ phường Khai Quang bỗng dưng “đóng băng”.

Một quán bia mới "mọc" trong khuôn viên chợ Khai Quang - Vĩnh Yên. Ảnh: Nhật Nguyên. ảnh 1

Một quán bia mới "mọc" trong khuôn viên chợ Khai Quang - Vĩnh Yên. Ảnh: Nhật Nguyên.

Ghi nhận của PV vào những ngày cuối tháng 5/2023 cho thấy, hầu như toàn bộ khuôn viên hơn 7.000m2 của chợ Khai Quang bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm bao trùm lên cả mái tôn. Các hạng mục của công trình đã thực hiện xuống cấp trầm trọng. Bên cạnh đó, một số hàng quán kinh doanh bia, trà đá, bún miến xuất hiện dọc theo mặt đường Tôn Đức Thắng. Phía trong chợ, một số người dân sử dụng để làm nơi chăn thả gia cầm.

Tại kết luận số 2432-KL/TU ngày 23/3/2023 của Ban thường vụ thành ủy Vĩnh Yên yêu cầu Đảng ủy phường Khai Quang chỉ đạo UBND phường nghiên cứu, xây dựng phương án đưa chợ Khai Quang vào hoạt động.

Kế bên đường Tôn Đức Thắng, quán trà đá, bún miến đã "mọc" lên từ khá lâu. Ảnh: Nhật Nguyên. ảnh 2

Kế bên đường Tôn Đức Thắng, quán trà đá, bún miến đã "mọc" lên từ khá lâu. Ảnh: Nhật Nguyên.

Ngày 7/4/2023 UBND phường Khai Quang có Báo cáo số 57/BC-UBND cho biết, chợ phường Khai Quang là chợ hạng 3, các hạng mục hạ tầng được UBND phường Khai Quang đầu tư làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 thi công năm 2018 bao gồm các hạng mục GPMB, san nền, thoát nước mặt, nhà vệ sinh.

Tiếp đó, giai đoạn 2 thi công năm 2020 bao gồm hạng mục nền ki-ốt, kè đá, cổng, tường rào. Sau khi được bàn giao tài sản chợ tạm Vĩnh Yên về để tận dụng lắp dựng chợ Khai Quang, UBND phường Khai Quang đã lập hồ sơ thiết kế lắp dựng gửi thẩm định qua phòng Quản lý đô thị và tổ chức tháo dỡ vận chuyển vật tư từ chợ tạm Vĩnh Yên về lắp dựng tạo thành 470 ki-ốt, điểm kinh doanh.

Chợ Khai Quang ban đầu dự kiến xã hội hóa bằng hình thức huy động vốn đóng góp từ các hộ tiểu thương có nhu cầu kinh doanh tại chợ. Nhưng do vướng mắc về tài sản nhà nước đem vào đầu tư (hệ thống khung ki-ôt của chợ tạm Vĩnh Yên cũ) nên không thể hoàn thiện thủ tục, hoàn thiện hạ tầng còn lại để đưa chợ vào hoạt động.

Cũng tại Báo cáo này, UBND phường Khai Quang đề nghị UBND TP. Vĩnh Yên cho phép UBND phường này tìm nhà đầu tư thực hiện các hạng mục còn lại của chợ. Đồng thời, hướng dẫn phường rà soát thủ tục pháp lý, đánh giá điều kiện cơ sở hạ tầng của chợ, thanh lý số sắt thép thừa đang bảo quản tại UBND phường và tính toán phương án kinh doanh, thời gian thu hồi vốn khi chợ đi vào hoạt động.

Cỏ mọc um tùm, hạ tầng xuống cấp gây lãng phí tài sản công. Ảnh: Nhật Nguyên. ảnh 3

Cỏ mọc um tùm, hạ tầng xuống cấp gây lãng phí tài sản công. Ảnh: Nhật Nguyên.

Trao đổi với PV, ông Hà Thanh Hùng, Chủ tịch UBND phường Khai Quang cho hay, chợ Khai Quang không đưa vào sử dụng được là do không thể tiến hành thủ tục thanh quyết toán, vì pháp luật quy định số sắt thép của chợ tạm Vĩnh Yên phải được tổ chức đấu giá. Trong khi đó, khi rà soát lại khối lượng sắt thép của chợ tạm Vĩnh Yên từ khi tháo dỡ, vận chuyển, tập kết, lắp dựng đã bị hao hư gần 20 tấn so với việc kiểm đếm, tính toán ban đầu. Hiện nay, UBND phường đang đề nghị cấp trên cho phép tìm nhà đầu tư tiếp tục hoàn thiện chợ Khai Quang để đưa vào sử dụng trong năm 2023.

Trong thời gian chờ đợi chợ phường Khai Quang đi vào hoạt động, các tiểu thương trên địa bàn phải loay hoay tự tìm nơi kinh doanh, buôn bán. Sự cố cháy chợ tự phát trên đường Lạc Long Quân vừa là tiếng chuông về công tác quản lý quy hoạch, trật tự đô thị, vừa là hồi trống thúc giục chính quyền TP. Vĩnh Yên và phường Khai Quang nhanh chóng “rã đông” dự án xây dựng chợ Khai Quang.

Tin cùng chuyên mục

Bà Xiêm đến Văn Phòng đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại Đồng Nai phản ánh sự việc.

Cần sớm làm rõ vụ bán 360 tấn điều của người khác tại Bình Phước

(PLVN) -Văn phòng đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại Đồng Nai nhận được đơn của bà Thân Thị Xiêm (SN 1979, ngụ thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) là Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu An Thuận Phát - Bình Phước phản ánh về việc bà và công ty của mình bị đối tác làm ăn tự ý bán mất 360 tấn điều thô trị giá hơn 16 tỷ đồng.

Đọc thêm

Đuổi vợ ra khỏi nơi ở có bị xử phạt không?

Đuổi vợ ra khỏi nơi ở có bị xử phạt không?
(PLVN) - Bà Hà Dung (Hà Nội) hỏi : Tôi và chồng có đứng tên mua ngôi nhà đang sinh sống tại Bắc Từ Liêm. Thời gian gần đây chồng tôi hay gây gổ, đuổi tôi ra khỏi nhà và ngăn cản tôi về ngồi nhà của mình. Hành vi này của chồng tôi có bị xử phạt theo quy định của pháp luật không?

Doanh nghiệp có được dùng con dấu màu xanh không?

Doanh nghiệp có được dùng con dấu màu xanh không?
(PLVN) - Ông Phan Đức (TP Hà Nội) hỏi: Gần đây tôi thấy có một số doanh nghiệp sử dụng con dấu màu xanh, trong khi đó thường tôi chỉ thấy con dấu màu đỏ. Xin hỏi, việc doanh nghiệp dùng con dấu màu xanh như vậy có đúng với quy định của pháp luật không?

Quận 12, TP.HCM: Bất thường trong vụ cưỡng chế nhà dân?

Bà Thu xót xa, bức xúc vì ngôi nhà nhiều tỷ đồng đã tan thành tro bụi.
(PLVN) -  Suốt quá trình cải tạo sửa chữa, lực lượng chức năng đã tới kiểm tra, giám sát nhưng không lập biên bản vi phạm với công trình chính vì công trình này đã được UBND phường cho phép. Thế nhưng khi nhiều tỷ đồng của người dân tích cóp cả đời đổ vào để xây dựng xong xuôi thì chính quyền địa phương ra quyết định cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ, trong đó có cả công trình đã được cấp phép.

Tiếp nhận tiền từ thiện thế nào cho hiệu quả và đúng luật?

Hiện trường sự việc
(PLVN) - "Việc kêu gọi, tiếp nhận, phân phối hàng, quà từ thiện cần phải tuân thủ quy định của pháp luật, cụ thể là phải tuân thủ quy định của bộ luật dân sự và Nghị định số 93/2021/NĐ-CP của chính phủ để đảm bảo hoạt động từ thiện được diễn ra một cách tốt nhất, hiệu quả nhất, giảm bớt những nghi ngờ, tiêu cực, những vấn đề bất cập có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động từ thiện". Ts. Ls. Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội cho hay. 

Quy định hạn mức chuyển đất nông nghiệp thành đất ở như thế nào?

Quy định hạn mức chuyển đất nông nghiệp thành đất ở như thế nào?
(PLVN) - Ông Nguyễn Cảnh Bình (Phú Thọ) hỏi : Gia đình ông có diện tích đất trong hạn mức giao đất ở tại xã nơi ông Bình sinh sống là 130 m2, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở là 410 m2. Xin cho biết, đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất của các hộ gia đình cá nhân thì lấy diện tích đất trong hạn mức giao đất ở để trừ đi, hay lấy hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở để xác định diện tích trong và ngoài hạn mức khi chuyển mục đích sử dụng đất (đây là đất của hộ gia đình cá nhân không phải là đất của nhà nước giao theo quy định của pháp luật; đây là đất thừa kế và đất nhận chuyển nhượng)?

Di sản được chia như thế nào khi người thừa kế và người nhận thừa kế chết cùng thời điểm?

Di sản được chia như thế nào khi người thừa kế và người nhận thừa kế chết cùng thời điểm?
(PLVN) - Bạn Minh Ngọc (Bình Định) hỏi: Bố mẹ chồng tôi có người con duy nhất là chồng tôi. Tôi và chồng có 1 người con chung đã 24 tuổi. Chồng tôi và bố chồng đột ngột đã qua đời cùng thời điểm, không có di chúc để lại. Xin hỏi tài sản thừa kế của chồng tôi và bố chồng tôi sẽ được chia như thế nào?