Vĩnh Lợi tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp chung sức vượt qua khó khăn nên tình hình kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Lợi có bước phát triển, nhiều chỉ tiêu tăng cao hơn so với cùng kỳ.

Công tác giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân từng bước được nâng lên

Ông Trần Minh Hải - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lợi (bên trái) trao bảng tượng trưng hỗ trợ thẻ BHYT cho người dân xã Long Thạnh tại lễ ra quân dân vận khéo năm 2024.

Ông Trần Minh Hải - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lợi (bên trái) trao bảng tượng trưng hỗ trợ thẻ BHYT cho người dân xã Long Thạnh tại lễ ra quân dân vận khéo năm 2024.

Nhìn nhận về những khó khăn mà địa phương phải đối mặt trong năm 2023, ông Trần Minh Hải – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lợi cho biết: “Năm qua, nuôi trồng thủy sản ngày càng gặp nhiều khó khăn do thời tiết và môi trường diễn biến phức tạp, chi phí đầu tư nuôi tôm, đặc biệt với hộ nuôi công nghệ cao tăng cao, trong khi giá tôm thương phẩm giảm; nguồn lực để đầu tư xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và huyện nông thôn mới vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu… Tuy nhiên, bằng nhiều nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân mà các hoạt động sản xuất của huyện trong năm 2023 tiếp tục phát triển.

Công tác xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao được các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, công tác an sinh xã hội, công tác giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân từng bước được nâng lên…Qua đó, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững…

“Hiện, toàn huyện có 13 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP, trong đó có 07 sản phẩm đạt 4 sao (các sản phẩm muối của Công ty CP Muối Bạc Liêu); 6 sản phẩm đạt 3 sao (Rượu vang Sơri Vallentina của Cơ sở sản xuất rượu vang Lâm Vũ; Khô cá kèo của Cơ sở Kiều Hạnh; Khô cá kèo, khô cá lóc và mắm cá đồng của Cơ sở Xuân Thảo; Hẹ lá của Hợp tác xã DVNN Hưng Thành Phát).

Để thu hút đầu tư, huyện đã triển khai 4 dự án đầu tư phát triển với tổng diện tích hơn 61 ha, trong đó lớn nhất là Cụm công nghiệp Vĩnh Lợi (đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch ngày 03/9/2015). Ước đến cuối năm thành lập mới 55 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn huyện đến cuối năm là 340 doanh nghiệp” - ông Trần Minh Hải cho biết thêm.

Nông dân xã Châu Thới thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp.

Nông dân xã Châu Thới thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp.

Đến nay, toàn huyện đã có 07/07 xã được công nhận xã nông thôn mới đạt 100%; có 03/07 xã được công nhận xã nông thôn mới nâng cao (xã Châu Hưng A, xã Châu Thới và xã Vĩnh Hưng A); công nhận 6 ấp nông thôn mới của xã Hưng Thành (ấp Xẻo Nhào, ấp Quốc Kỷ, ấp Gia Hội, ấp Hoàng Quân 1, ấp Hoàng Quân 2, ấp Năm Căn),...

Đẩy nhanh chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu thăm gian hàng sản phẩm OCOP huyện Vĩnh Lợi tại Ngày hội Du lịch nông nghiệp, nông thôn và sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu năm 2023.

Ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu thăm gian hàng sản phẩm OCOP huyện Vĩnh Lợi tại Ngày hội Du lịch nông nghiệp, nông thôn và sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu năm 2023.

Để tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, ông Trần Minh Hải – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lợi, cho hay: “Với quyết tâm thực hiện khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực theo các nghị quyết, chương trình, kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Đồng thời, huyện tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi để đẩy mạnh phát triển sản xuất; triển khai một số công trình quan trọng, một số dự án động lực của huyện; tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; khai thác tốt lợi thế tiềm năng và ứng dụng có hiệu quả khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh khu vực công nghiệp và dịch vụ gắn liền với công tác bảo vệ môi trường; đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao, tiến tới nông thôn mới kiểu mẫu; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, cải thiện đời sống Nhân dân; cải cách thủ tục hành chính,... bảo đảm quốc phòng, an ninh”.

Vĩnh Lợi tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất ảnh 4

Hiện, huyện Vĩnh Lợi hiện có 07 phẩm OCOP đạt 4 sao (các sản phẩm muối của Công ty Cổ phần Muối Bạc Liêu) và 06 sản phẩm đạt 3 sao.

Tổng sản phẩm trong huyện Vĩnh Lợi (GRDP) năm 2023 đạt 6.814 tỷ đồng tăng 11,72% so với năm 2022. Khu vực nông nghiệp và thủy sản đạt 3.073 tỷ 139 triệu đồng, tăng 5,39% so với cùng kỳ; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 1.262 tỷ 147 triệu đồng, tăng 13,26% so với cùng kỳ; khu vực dịch vụ đạt 2.478 tỷ 821 triệu đồng, tăng 19,83% so với cùng kỳ năm 2022.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng nhưng tốc độ còn chậm, nông nghiệp và thủy sản chiếm 45,10%; công nghiệp và xây dựng chiếm 18,52%; dịch vụ chiếm 36,38%. Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người ước đạt 66,18 triệu đồng/người/năm; tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản ước đạt 14.422 tấn, đạt 100,15% kế hoạch, tăng 24,50% so với cùng kỳ (trong đó: tôm 9.815 tấn, đạt 100,15% kế hoạch, tăng 29,18% so với cùng kỳ).

Đọc thêm

Đơn vị 'Anh hùng' của Công an Bạc Liêu

Đơn vị 'Anh hùng' của Công an Bạc Liêu
(PLVN) - Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, thời gian qua, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Bạc Liêu đã tham mưu, đề xuất nhiều chương trình, kế hoạch, biện pháp đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững ổn định ANTT tại địa phương. 

Hải Phòng phát triển theo hướng 'Đô thị đa trung tâm và các đô thị vệ tinh'

Phối cảnh Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng - Dragon Ocean Đồ Sơn.
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành TP Cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và chuyển đổi số; là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững, có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường thủy nội địa. Là trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á...

Vụ chìm sà lan trên biển Quảng Ngãi: Dừng tìm kiếm thuyền viên mất tích

Các lực lượng chức năng đã nỗ lực tìm kiếm trong 4 ngày nhưng không có phát hiện mới. (Ảnh: BĐBP tỉnh Quảng Ngãi)
(PLVN) -  Ngày 28/4, Đại tá Trần Tuấn Anh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ngãi cho biết sau hơn 4 ngày nỗ lực tìm kiếm nhưng không có phát hiện mới, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định rút các tàu ở hiện trường, dừng tìm kiếm thuyền viên mất tích trên biển.

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.
(PLVN) - Ngày 27/4, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Phát huy vai trò, giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới" .

Kỉ niệm 30 năm thành lập Làng trẻ em SOS Đà Nẵng

Tặng quà tri ân cho các đoàn thể có thành tích nổi bậc
(PLVN) -  Nhằm kỉ niệm thành lập làng trẻ em SOS Đà Nẵng, sáng ngày 26/04 tại K142 đường Lê Văn Hiến, Khuê Trung, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Làng trẻ em SOS Đà Nẵng phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức kỉ niệm 30 năm thành lập làng trẻ em SOS Đà Nẵng (1994-2024)

Đừng để suối Tiên “ngủ quên” trong mùa du lịch

Khu du lịch sinh thái suối Tiên (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) những năm qua đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. (Ảnh: V.Dinh)
(PLVN) - Sau nhiều năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái suối Tiên - hồ Thủy Yên ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. Tuy nhiên, mới đây, Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh có văn bản yêu cầu HTX nông nghiệp Thủy An đóng cửa khu du lịch sinh thái này vì chưa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép hoạt động.