Vinh danh Doanh nghiệp, Doanh nhân 'Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững'

Sáng nay, 15/1, Lễ Vinh danh Doanh nghiệp, doanh nhân “Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững” lần thứ Ba (năm 2019) và Lễ tri ân Đối tác, Cộng tác viên Xuân Canh Tý 2020 được Báo Pháp luật Việt Nam diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Hà Nội. TS. Phan Chí Hiếu -  Thứ trưởng Bộ Tư pháp tham dự. 
Tham dự chương trình còn có ông Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp; Ông Đỗ Ngọc Thịnh – Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Hùng – nguyên hàm Vụ trưởng Vụ Báo chí -  Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương; 

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Liên Thái Bình Dương; Bà Lê Hồng Thủy Tiên – Tổng Giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương.cùng hàng trăm doanh nhân, doanh nghiệp đại diện cho giới doanh nhân, doanh nghiệp trong cả nước.

Về phía đơn vị tổ chức là sự hiện diện của TS. Đào Văn Hội – Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Chương trình; Ông Vũ Hoàng Diệp – Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam; Ông Trần Đức Vinh – Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam; ông Đặng Ngọc Luyến, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam; cùng Trưởng, Phó các phòng, ban, đại diện Văn phòng các vùng, miền và các cán bộ, viên chức của Báo Pháp luật Việt Nam.

Các thành viên Hội đồng bình chọn.
Các thành viên Hội đồng bình chọn.

Cuộc thi viết Vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân “Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững” tổ chức thành công, với 18 giải thưởng được trao.

TS. Phan Chí Hiếu – Thứ trưởng Bộ Tư pháp và TS. Đào Văn Hội – Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Chương trình trao Chứng nhận, kỷ niệm chương cho tác giả và nhân vật giành Giải đặc biệt.

 TS. Phan Chí Hiếu – Thứ trưởng Bộ Tư pháp và TS. Đào Văn Hội – Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Chương trình trao Chứng nhận, kỷ niệm chương cho tác giả và nhân vật giành Giải đặc biệt.

Giải Đặc biệt của Chương trình năm nay do TS. Phan Chí Hiếu – Thứ trưởng Bộ Tư pháp và TS. Đào Văn Hội – Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi) trao cho tác giả Phi Hùng với tác phẩm: “Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn: Thành công với phương châm kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận”.

Giải Nhất thuộc về tác giả Minh Hữu với tác phẩm “T&TGroup bước ra sân chơi quốc tế bằng việc “bắt tay” với những tập đoàn “khủng” của thế giới”. Ông Vũ Hoàng Diệp - Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam và ông Trần Đức Vinh – Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam trao Chứng nhận, kỷ niệm chương cho cặp tác giả và nhân vật của bài viết đạt giải này.

Giải Nhì của Chương trình được ông Vũ Hoàng Diệp – Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam và Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trao cho tác giả Trần Trọng Trung với tác phẩm: “Chuyện về ông Hùng Cá” và tác giả Võ Tuấn Anh với tác phẩm: “Sự học ở Tổng công ty Điện lực Miền Bắc”.

3 tác giả giành giải Ba được ông Trần Đức Vinh – Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam và ông Đỗ Ngọc Thịnh – Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Thành viên Hội đồng bình chọn) tặng hoa và trao chứng nhận, kỷ niệm chươngTác giả Trần Nguyễn An Nhi với tác phẩm: “Đứa con làng Phong Nha nối nhịp cầu trả nợ rừng xanh”; tác giả Vân Hương với tác phẩm: “Tập đoàn GFS: Những bước tiến thần tốc và chiến lược phát triển đậm chất nhân văn”; tác giả Thanh Lan với tác phẩm: “Heineken Việt Nam: chọn sống xanh để phát triển bền vững”.

 

11 tác giả và nhân vật trong bài viết giành giải Khuyến khích được ông Đặng Ngọc Luyến – Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam; Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (Thành viên Hội đồng bình chọn) trao giải: Tác giả Vân Trang với tác phẩm “Nhôm Đô Thành: Cánh chim đầu đàn của ngành Nhôm Việt Nam”; Tác giả Hữu Minh với tác phẩm: “BIDGroup: Doanh nghiệp chuyên hồi sinh các dự án bất động sản “chêt lâm sàng”; Tác giả Thanh Thanh với tác phẩm: “Tổng Giám đốc BeGroup và ứng dụng gọi xe của người Việt”; Tác giả Anh Vũ với tác phẩm: “Startup giải bài toán cắt giảm hàng trăm tỉ đồng chi phí Logistics”; Tác giả Hoàng Thư với tác phẩm: “Chủ tịch Intracom Nguyễn Thanh Việt: Chữ tâm trong kinh doanh là gốc rễ của thành công”; Tác giả Long Đỉnh với tác phẩm: “Công ty TNHH MTV Chăm sóc sắc đẹp Thu Minh: Thành công từ tinh thần thượng tôn pháp luật”;

Tác giả Đoan Trang với tác phẩm: “Ông Phạm Văn Học, Chủ tịch HĐQT BVĐK Hùng Vương: “Cơ sở y tế mà thiếu pháp luật sẽ như cầu thang không tay vịn”; Tác giả Hoàng Đình Lương với tác phẩm: “Tổng Giám đốc Công ty bất động sản tuổi 9X ở Huế: Khó khăn tạo ý chí, tạo thành công”; Tác giả Diên Khánh với tác phẩm: “Doanh nhân Phan Văn Quý, từ thương trường đến chiến trường”; Tác giả Trần Sơn với tác phẩm: “Doanh nhân Mẫn Ngọc Anh và triết lý “trọng nhân, trọng đạo”; và Tác giả Hải Long với tác phẩm: “Võ Phi Nhật Huy, Chủ tịch Big InvestGroup: Kiến tạo cộng đồng đầu tư bất động sản mô hình 4.0”.

Ban Tổ chức tin rằng những kết quả của Chương trình Vinh danh Doanh nghiệp, Doanh nhân “Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững” mùa 3 sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp, doanh nhân và các cây bút có thêm cảm hứng thực hiện những tác phẩm đặc sắc tham dự Chương trình “Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững” năm 2020.  

Năm 2019 là một năm đáng nhớ của những người làm báo Pháp luật Việt Nam. Theo ông Trần Đức Vinh, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, đây là 1 năm đầy khó khăn với báo chí giấy và 1 năm cạnh tranh khốc liệt của mạng xã hội đối với báo điện tử.

Tuy nhiên, với phương châm “Kỷ cương – kết nối – sáng tạo – tiến bước”, được Ban Biên tập đề ra từ đầu năm cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Tư pháp, sự phối hợp của các đối tác khách hàng; sự đoàn kết, thống nhất, trách nhiệm trong Ban Biên tập và toàn thể cán bộ, phóng viên, nhân viên trong cơ quan nên hoạt động của Báo tiếp tục ổn định, các chỉ số kinh doanh cơ bản được giữ vững; đời sống cán bộ, phóng viên, người lao động được đảm bảo...

 

Với 11 ấn phẩm cả điện tử và báo giấy, Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục thực hiện có chiều sâu công tác quản lý và tổ chức xuất bản các ấn phẩm; giữ vững tôn chỉ mục đích, chấp hành nghiêm túc các chỉ đạo, định hướng thông tin của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin truyền thông; tập trung đổi mới về nội dung và hình thức các ấn phẩm, nâng cao chất lượng từng tin, bài và từng số báo để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, duy trì lượng phát hành, đảm bảo cân đối về hiệu quả xuất bản.

Đảng ủy, Ban Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã chỉ đạo tăng cường, đẩy mạnh việc tuyên truyền về công tác nội chính gắn với thực hiện các chủ trương của Đảng, chính. sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt trong công tác xây dựng thể chế đã tập trung tuyên truyền các văn bản pháp luật mới ban hành, tạo diễn đàn trao đổi, góp ý vào các văn bản pháp luật đang xây dựng. Đồng thời, thông tin sâu rộng về các chủ trương chính sách pháp luật mới được triển khai. Từ đó, góp phần tuyên truyền pháp luật và phát hiện những bất cập trong triển khai để giúp cơ quan chức năng điều chỉnh kịp thời.

Đặc biệt, Báo Pháp luật Việt Nam luôn bám sát các sự kiện của bộ, ngành Tư pháp. Trong đó có hoạt động của lãnh đạo Bộ, của các đơn vị thuộc Bộ. Tiếp tục duy các chuyên trang chuyên mục liên quan đến hoạt động của ngành Tư pháp. Việc tuyên truyền trên các ấn phẩm của Báo được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như tổ chức giao lưu trực tuyến trên báo Pháp luật Việt Nam điện tử, qua kênh tuyền hình pháp luật, giải đáp pháp luật…

Tập trung tuyên truyền về công tác chỉ đạo, điều hành của về công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và các sự kiện chính trị, ngoại giao lớn của đất nước. Tuyên truyền về việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương về thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2019.

Tiếp tục triển khai Chương trình Chung tay xóa nghèo pháp luật hướng về biên giới, biển đảo theo Đề án của Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam vận động tài trợ thực hiện việc mua và cấp phát miễn phí ấn phẩm của Báo cho đồng bào và cán bộ vùng sâu, vùng xa; đã tổ chức trao báo, nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm, cờ Tổ quốc tại Kiên Giang, tại Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và các địa phương khác.

Thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, Báo tiếp tục tổ chức Chương trình truyền thống Tri ân miền Trung “Những chuyến đi bồi đắp tâm hồn” (dâng hương tại các nghĩa trang liệt sỹ và tặng nhà tình nghĩa, sách báo, sổ tiết kiệm) tại các tỉnh như Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa tại tỉnh Điện Biên....

Xác định là cơ quan ngôn luận của Bộ, ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tập trung vững tôn chỉ mục đích, làm tốt công tác truyền thống pháp luật, tuyên truyền mạnh mẽ về các sự kiện trọng đại của đất nước, góp phần vào thắng lợi của ngành Tư pháp nói riêng và của đất nước nói chung, trong đó có sự đồng hành với các doanh nghiệp, doanh nhân và người dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo Báo Pháp luật Việt Nam cũng đã gửi lời tri ân đến các đối tác, cộng tác viên đã có những đóng góp cho sự phát triển của Báo trong năm qua. 

TS. Đào Văn Hội – Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam và ông Trần Đức Vinh trao Bằng khen và cảm ơn các đối tác, cộng tác viên tiêu biểu của Báo
 TS. Đào Văn Hội – Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam và ông Trần Đức Vinh trao Bằng khen và cảm ơn các đối tác, cộng tác viên tiêu biểu của Báo

"Với một bước đi, với cách thức, cách làm báo bài bản nên Báo Pháp luật Việt Nam luôn ổn định phát triển. Là cộng tác viên lâu năm theo dõi, đồng hành với Báo Pháp luật Việt Nam, tôi chia vui với Báo. Trước thềm xuân Canh Tý, tôi xin chúc Báo có sự phát triển mới, như thường niên, mỗi năm lại có thêm sản phẩm mới. Đặc biệt năm nay là năm ĐH Đảng các cấp được tổ chức, có rất nhiều việc phải làm, chúc Báo tiếp tục có nhiều sáng kiến vì Chính phủ kiến tạo, có sự đóng góp tích cực hiệu quả vào sự phát triển đắt nước", ông Ngô Đức Hành, cộng tác viên lâu năm của Báo Pháp luật Việt Nam bày tỏ.

Phát biểu tại buổi lễ, TS. Phan Chí Hiếu -  Thứ trưởng Bộ Tư pháp chúc mừng các doanh nghiệp, doanh nhân được tôn vinh đã có nhiều nỗ lực, cố gắng; đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp, năm 2019 tiếp tục là năm có nhiều khó khăn cho báo chí, trong đó có Báo Pháp luật Việt Nam. Văn hóa đọc chưa có dấu hiệu phục hồi. Chi phí sản xuất cho từng số báo tiếp tục tăng, Báo Pháp luật Việt Nam còn gặp khó khăn riêng đó là có sự thay đổi thế hệ lãnh đạo, phải tiến hành cơ cấu bộ máy, các hoạt động. Tuy nhiên, tập thể lãnh đạo và toàn thể đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động, biên tập viên và cộng tác viên của Báo Pháp luật Việt Nam đã nỗ lực vượt khó. Ban Biên tập đã sát sao, quyết liệt, kịp thời và có nhiều sáng tạo trong hoạt động điều hành.

TS. Phan Chí Hiếu - Thứ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu chỉ đạo
 TS. Phan Chí Hiếu -  Thứ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu chỉ đạo

Báo đã chuyển hướng chú trọng phát triển sang báo điện tử. Báo cũng đã mở rộng phạm vi hoạt động thông qua thành lập các văn phòng đại diện tại các địa phương. Nhờ đó Báo đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặt ra trong năm 2019; vẫn giữ được nhịp độ phát triển, các ấn phẩm vẫn đảm bảo chất lượng, với sự đổi mới liên tục về nội dung và hình thức; tiếp tục cùng các đơn vị trong Bộ Tư pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các tầng lớp nhân dân.

Báo cũng đã có những bài viết mang tính chiến đấu rất cao, chỉ ra các hoạt động sai trái, góp phần tích cực vào công cuộc chống tham nhũng mà Đảng ta khởi xướng và đang chỉ đạo ngày càng quyết liệt hơn. Báo cũng thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và tăng cường các bài báo tuyên truyền các tấm gương người tốt việc tốt; thực hiện tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Đặc biệt, năm 2019, Báo tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được từ các năm trước, tiếp tục tổ chức cuộc thi Vinh danh Doanh nghiệp, Doanh nhân Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững một cách nghiêm túc; chọn ra những bài viết hay, tấm gương tiêu biểu để tôn vinh.

"Thay mặt Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tư pháp trân trọng ghi nhận và biểu dương những thành tích của Báo; trân trọng ghi nhận và cảm ơn sự ủng hộ giúp đỡ quan trọng chí tình của cộng đồng doanh nghiệp, bạn đọc xa gần với các ấn phẩm của Báo Pháp luật Việt Nam; biểu dương đội ngũ phóng viên, biên tập viên, người lao động của Báo trong năm qua đã có nhiều nỗ lực vượt khó, chăm chút cho từng bài báo, cả các ấn phẩm viết và điện tử, nhờ đó đóng góp quan trọng vào thành tích của Báo", TS. Phan Chí Hiếu -  Thứ trưởng Bộ Tư pháp nói.

Nhấn mạnh năm 2020 là năm có nhiều sự kiện quan trọng của Bộ, ngành tư pháp và của Báo, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đề nghị Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục phát huy vị thế, vai trò là cơ quan tuyên truyền của Bộ, ngành Tư pháp, luôn phải giữ vững tôn chỉ, mục đích; ý thức rõ ràng về các nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến đồng bào và chiến sỹ cả nước; đóng vai trò tích cực trong việc định hướng tư tưởng, ý thức của bạn đọc trong việc nhận thức và thi hành pháp luật.

Cùng với đó, Báo cũng phải phản ánh nhanh nhạy, sâu sắc, kịp thời các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, tuyên truyền rộng rãi hơn nữa các tấm gương điển hình người tốt việc tốt, đấu tranh chống những hành vi sai trái; phát huy những kết quả đã đạt được trong cuộc thi Vinh danh Doanh nghiệp, Doanh nhân Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững để tổ chức cuộc thi một cách sâu rộng hơn, phát hiện và vinh danh các doanh nghiệp tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng đề nghị Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức các chương trình hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhân kỷ niệm 35 năm ngày Báo ra số đầu tiên. Các hoạt động cần nâng cao chất lượng, có ý nghĩa hơn, "để mỗi tác phẩm là một bông hoa".

TS. Đào Văn Hội, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Phan Chí Hiếu và tri ân đối tác, cộng tác viên.
 TS. Đào Văn Hội, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Phan Chí Hiếu và tri ân đối tác, cộng tác viên.

Thay mặt người làm báo Báo Pháp luật Việt Nam, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng, TS. Đào Văn Hội, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cho biết Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực để luôn xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, tuyên truyền thượng tôn pháp luật, "chở luật" đến đông đảo bạn đọc, đặc biệt là người dân miền núi, hải đảo. Đồng thời, Báo Pháp luật Việt Nam sẽ phát hiện, tôn vinh nhiều hơn các tấm gương doanh nghiệp doanh nhân thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững...

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cũng xúc động cảm ơn đại biểu các cơ quan quản lý nhà nước, các đối tác, cộng tác viên trực tiếp tham dự chương trình.

"Xin nhiệt liệt cảm ơn cộng tác viên mọi miền đất nước đã tìm hiểu, đưa đến bạn đọc những gương sáng về doanh nhân, doanh nghiệp, cảm ơn các doanh nghiệp đã ủng hộ, tạo điều kiện cho nhà báo, phóng viên tác nghiệp", Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam phát biểu. "Chúng tôi chúc các doanh nghiệp, doanh nhân luôn vinh danh pháp luật, phát triển bền vững. Sự thành côngcủa các doanh nghiệp, doanh nhân là nguồn cảm hứng cho báo chí. Các nhà báo tiếp tục lan toa, truyền tải truyền cảm hứng này để nhân rộng khuyến khích các ý tưởng, khát vọng khởi nghiệp làm giàu cho đất nước, dân tộc".

TS. Đào Văn Hội, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chia sẻ, năm 2020 là một năm nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, của ngành tư pháp như Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng; 75 năm thành lập ngành Tư pháp, đặc biệt, năm 2020 cũng là năm Báo kỷ niệm 35 năm ngày phát hành số đầu tiên. 

"Rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo, của Bộ Tư pháp, sự ủng hộ, cộng tác của các doanh nghiệp, doanh nhân, góp công, góp của cho sự nghiệp truyền thông báo chí nói chung, cho Báo Pháp luật Việt Nam nói riêng",  TS. Đào Văn Hội, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam bày tỏ và khẳng định. "Thượng tôn pháp luật là nguồn cảm hứng, nguồn lực cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước. Những người làm báo chúng tôi sẽ nỗ lực lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật, để 2019 pháp quyền nở hoa như thông điệp của báo Xuân năm Canh Tý 2020 của Báo".

Một số hình ảnh ghi nhận tại buổi lễ:

TS. Phan Chí Hiếu - Thứ trưởng Bộ Tư pháp (ngồi giữa) cùng ông Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp và ông Johnathan Hạnh Nguyễn tham dự chương trình.
TS. Phan Chí Hiếu -  Thứ trưởng Bộ Tư pháp (ngồi giữa) cùng ông  Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp và ông Johnathan Hạnh Nguyễn tham dự chương trình.
TS. Đào Văn Hội – Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam,
TS. Đào Văn Hội – Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam,
Ông Trần Đức Vinh – Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam
Ông Trần Đức Vinh – Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam 
Ông Vũ Hoàng Diệp – Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (ngồi giữa).
 Ông Vũ Hoàng Diệp – Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (ngồi giữa).
Ông Đặng Ngọc Luyến, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam.
 Ông Đặng Ngọc Luyến, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam.
Nhiều cán bộ đã nghỉ hưu của Báo Pháp luật Việt Nam tham dự Chương trình.
 Nhiều cán bộ đã nghỉ hưu của Báo Pháp luật Việt Nam tham dự Chương trình.
Cán bộ, phóng viên ba miền đất nước hội tụ.
 Cán bộ, phóng viên ba miền đất nước hội tụ.
 

Chương trình diễn ra trang trọng mà ấm cúng với dư âm của những lời hát ngợi ca quê hương đất nước, ngợi ca mùa xuân...
 Chương trình diễn ra trang trọng mà ấm cúng với dư âm của những lời hát ngợi ca quê hương đất nước, ngợi ca mùa xuân...

Góp phần tạo lên thành công của cuộc thi là vai trò rất lớn của Hội đồng bình chọnÔng Phạm Lương Sơn – Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;Ông Đỗ Ngọc Thịnh – Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Hùng - Nguyên hàm Vụ trưởng Vụ Báo chí Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương; và Ông Đặng Ngọc Luyến – Nguyên Phó Tổng Biên tập Thường trực Báo Pháp luật Việt Nam.

Với sự công tâm, nhiệt huyết và trí tuệ của mình, những thành viên Hội đồng bình chọn đã đưa ra những quyết định đúng đắn nhất, công bằng, sáng suốt nhất, tạo nên một không khí cởi mở, chân thành, hứng khởi và sôi động cho chương trình.

Đây là năm thứ 3 chương trình Vinh danh Doanh nghiệp, doanh nhân “Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững” được tổ chức, nhằm cổ vũ, tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân có khát vọng làm giàu cho đất nước, thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh… từ năm 2017, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp đại diện của Ban Tuyên giáo Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tổng cục Thuế, Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức Chương trình Vinh danh Doanh nghiệp, Doanh nhân “Thượng tôn pháp luật, pháp triển bền vững”. 

Chương trình Vinh danh Doanh nghiệp, Doanh nhân “Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững” năm 2019 gồm hai nội dung chính, gồm: Cuộc thi viết doanh nghiệp, doanh nhân “Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững”; và Chương trình Tọa đàm pháp luật theo các chuyên đề hàng tháng với sự tham gia của các doanh nhân được phản ánh qua các bài dự thi trong tháng, các luật sư, chuyên gia pháp luật, kinh tế, các nhà quản lý và báo chí truyền thông (trên Báo Pháp luật điện tử, Doanhnhan.vn, Truyền hình Pháp luật, Phapluatplus, Saophapluat).

Theo thể lệ cuộc thi, tùy theo loại hình và đặc thù riêng của từng doanh nghiệp, các bài dự thi có thể khai thác ở các nội dung như: Chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính, thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Tiên phong trong việc áp dụng khoa học công nghệ và các phương thức quản trị tiên tiến; Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, lao động, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động;  Đảm bảo đời sống, việc làm ổn định cho người lao động...

Chương trình là một kênh thông tin mà qua đó, các doanh nhân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thể tìm hiểu và nhận thức đúng đắn về vai trò của các thiết chế pháp luật với hoạt động kinh doanh bền vững của doanh nghiệp; cũng như vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế, thể chế kinh tế thị trường, góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam. 

Đây cũng là một hoạt động nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia cùng Báo Pháp luật Việt Nam thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao dân trí với mục tiêu hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của doanh nghiệp mà Chính phủ và các bộ, ngành đang nỗ lực thực hiện.

Trước những ý nghĩa thiết thực của Chương trình, sau thành công của cuộc thi lần thứ Nhất, thứ Hai tổ chức vào năm 2017, 2018, Báo Pháp luật Việt Nam đã quyết định tổ chức Chương trình Vinh danh Doanh nghiệp, Doanh nhân “Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững” lần thứ Ba (năm 2019); với mong muốn lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật, cũng như tìm kiếm, vinh danh nhiều hơn nữa các điển hình doanh nghiệp, doanh nhân trong toàn xã hội.

Cũng như hai lần trước, ở Chương trình lần này, Ban tổ chức đã nhận được hàng trăm bài dự thi của các tác giả trên khắp mọi miền đất nước gửi về. Ban tổ chức đã chọn lựa được các gương mặt xuất sắc nhất, đáp ứng các tiêu chí của cuộc thi để trao giải. 

Các bài viết dự thi đã khắc hoạ một bức tranh toàn cảnh về hoạt động của các doanh nghiệp, doanh nhân trên khắp các lĩnh vực. Từ “Startup giải bài toán cắt giảm hàng trăm tỷ đồng chi phí logistics” Phạm Nam Long, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Abivin Việt Nam đến “Ông chủ võng xếp Duy Lợi quyết không để sản phẩm của mình bị nhái”; từ “Nghị lực người phụ nữ gầy cơ nghiệp trên vịnh Cam Ranh” đến “Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Thương mại LMP: “Cơn gió lạ” trong làng bất động sản”…

Hàng trăm bài viết về các doanh nghiệp, doanh nhân trên nhiều lĩnh vực với khát vọng làm giàu cho đất nước được các tác giả khắc họa dưới các phong cách khác nhau, vừa đa dạng, vừa chân thực. 

Những bài viết được lựa chọn để trao giải trong Cuộc Vinh danh ngày hôm nay đều là những bài viết đã qua nhiều vòng tuyển chọn, đáp ứng nhiều tiêu chí mà Ban tổ chức đã đề ra. 

Các nhà tài trợ Cuộc thi viết Vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân “Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững”:

1. Tập đoàn VinGroup

2. Công ty CP Hàng không Vietjet

3. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk

4. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Agribank

5. Suntory PepsiCo Việt Nam

6. Công ty Xổ số kiến thiết Sóc Trăng

7. Công ty cổ phần VNG

8. Tổng công ty Thương mại Hà Nội - Công ty Cổ phần

Đọc thêm

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.