Vĩnh biệt tác giả “Chiếc lược ngà“

(PLO) - Vào khoảng 16h hôm qua, 13/2/2014, nhà văn Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng (12/1/1932, còn có bút danh Nguyễn Sáng) đã qua đời tại tư gia tại quận 7, TP.HCM, sau 3-4 ngày suy yếu với bệnh tuổi già.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là tác giả của khoảng 20 tác phẩm văn chương và khoảng 10 kịch bản phim, trong đó được nhớ đến nhiều nhất là Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1961), Đất lửa (tiểu thuyết, 1963), Chiếc lược ngà (truyện ngắn, 1966), Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975), Bàn thờ tổ của một cô đào (truyện ngắn, 1985), Con mèo của Foujita (truyện ngắn, 1991), Cánh đồng hoang (kịch bản, 1978), Mùa nước nổi (1986)…
1. Trước đây, trong bài có tên Mấy lời tự kể, Nguyễn Quang Sáng từng tâm sự: “Thuở còn ngồi ghế nhà trường tôi không hề nghĩ sau này mình sẽ viết văn và bạn bè ai cũng nghĩ như vậy. Tôi giỏi môn toán, môn văn rất bình thường. Khi lên cấp hai, văn càng dở. Dở đến mức một bài luận văn chỉ được nửa điểm trên hai mươi. Văn chương như vậy thì làm sao mà trở thành nhà văn được. Tôi không mơ ước điều đó... Thằng bạn cùng lớp, bài luận văn được tới mười tám trên hai mươi điểm. Thầy đọc bài luận văn của nó cho cả lớp thưởng thức và lấy đó làm mẫu. Sau này nó trở thành nhà văn là cái chắc. Nhưng sự đời lại khác, sau khi ra trường, thằng bạn có khiếu văn chương ấy không hề viết văn mà trở thành nhà quân sự: chỉ huy cao xạ pháo.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, hình chụp năm 2010. Ảnh: Trần Hoàng Nhân
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, hình chụp năm 2010. Ảnh: Trần Hoàng Nhân 
Còn tôi thì tôi viết văn. Lạ vậy! Giải thích hiện tượng này như thế nào.
Tôi chẳng biết tôi có khiếu văn chương hay không?. Tôi chỉ biết một cách thật rõ ràng rằng: Tôi viết là vì cảm xúc của tôi với cuộc sống, với từng số phận của mỗi con người mà tôi đã từng chia xẻ.
Mười tuổi, tôi đi học xa nhà, ở trọ và ăn cơm tháng. Mọi việc đều phải tự lo. Năm 1945, nhà trường bị quân Nhật lấy làm doanh trại.
Trở về nhà, gia đình sa sút, tôi ra đời ở tuổi mười ba. Một mình với cái rương gỗ, xuống tàu lên tận Tân Châu vấn thuốc lá mướn. Sau đó lại lên xe đò đi Sa Đéc làm việc vặt trong một tiệm vàng.
Đến 1946, mười bốn tuổi, tôi đi bộ đội làm giao liên.
Suốt 9 năm đánh Pháp, tôi đi khắp các chiến trường sông rạch miền Tây Nam bộ. Nếu tôi có chút năng khiếu văn chương ẩn giấu kín đáo chưa hề được bộc lộ thì chính là cuộc sống đã khơi dậy cho tôi.
Năm 1952, tôi bắt đầu viết tiểu thuyết, viết về làng, về những con người yêu thương trong gia đình, hàng xóm và bạn bè. Mười một năm sau (1963) tác phẩm đầu tay ấy ra đời. Tiểu thuyết mang tên Đất lửa.
Năm 1966 tôi lại vượt Trường Sơn từ Hà Hội về thẳng chiến trường Đồng Tháp Mười. Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết trên chiếc xuồng giữa đồng nước trong tầm bom đạn của giặc.
Từ ấy đến nay, tôi vẫn viết, viết đều không nghỉ...
Xin có mấy lời tự kể khi tập sách đến cùng bạn đọc”.
2. NV Nguyễn Quang Sáng sinh ra tại xã Mỹ Luông (nay là thị trấn Mỹ Luông), huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Tham gia kháng chiến chống Pháp tại chiến trường miền Nam, Việt Nam, khoảng 1952 bắt đầu viết văn. Khoảng giữa năm 1955, ông tập kết ra miền Bắc, Việt Nam, bắt đầu viết văn liên tục từ những năm này, đến 1963 ra tập sách đầu tiên - Đất lửa.
Đến thời kháng chiến chống Mỹ, ông quay lại miền Nam, Việt Nam, vẫn tiếp tục ở trong quân đội và viết văn. Ông là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1957). Ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 2 năm 2000, trước đó, ông được trao nhiều giải thưởng và huy chương khác về văn học nghệ thuật.
Riêng về quan niệm văn chương, ít nhất với truyện ngắn, Nguyễn Quang Sáng bày tỏ: “Cái quan trọng của truyện ngắn là chỉ cần một chi tiết nhỏ có thể hư cấu để trở thành một tác phẩm lớn. Một tác phẩm hoàn chỉnh có nhiều chi tiết khác nhau, nhưng khi viết, người viết phải ráp chúng lại để hợp với bối cảnh nào, nhân vật nào. Song, vẫn phải có chi tiết nổi cộm nhất, sâu sắc nhất để làm điểm nhấn cho câu chuyện đó. Cái khéo của nhà văn là làm thế nào để đưa những chi tiết đắt giá ấy trở thành những chi tiết của đời thường, của hoàn cảnh mà làm nên tác phẩm thôi”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.