Vietsovpetro: Vừa lo chống dịch, vừa bán được hơn 1 tỷ USD dầu khí

Mỏ Bạch Hổ của Vietsovpetro.
Mỏ Bạch Hổ của Vietsovpetro.
(PLVN) - Dù phải trải qua một năm đầy khó khăn nhưng Liên doanh Dầu khí Việt – Nga Vietsovpetro (Vietsovpetro) đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế trong năm 2020.

Khai thác được hơn 3,4 triệu tấn dầu

Ngày 28/12 vừa qua tại Vũng Tàu, Vietsovpetro đã tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Báo cáo tại Hội nghị, Tổng Giám đốc Vietsovpetro Nguyễn Quỳnh Lâm cho biết, công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Cụ thể, Vietsovpetro đã kết thúc thi công 6 giếng; Gia tăng sản lượng địa chất, thu hồi dự kiến đạt 15.255/2.968 nghìn tấn (đạt 104% kế hoạch năm).

Cũng theo ông Lâm, chỉ tiêu sản lượng khai thác dầu của Vietsovpetro cán mốc mục tiêu sản xuất sớm hơn 1 tháng, chỉ tiêu sản lượng khai thác khí thiên nhiên cũng đã hoàn thành trước 44 ngày so với kế hoạch được giao. Đến hết năm 2020, Vietsovpetro dự kiến khai thác được 3 triệu 420 nghìn tấn dầu, vượt trên 290 nghìn tấn so với chỉ tiêu được giao. Sản lượng khí thiên nhiên khu vực Đông Bắc Rồng đạt 77,2 triệu m3 (109,6% kế hoạch). Cung cấp về bờ hơn 1,2 tỷ m3 khí.

Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, Công trình BK21 đã hoàn thành và đưa vào khai thác trước kế hoạch 28 ngày, góp phần trong việc hoàn thành vượt mức sản lượng khai thác dầu năm 2020 và bổ sung sản lượng cho các năm sau.

Tổng Giám đốc Vietsovpetro cho biết, Lô 09-1 đạt doanh thu bán dầu năm 2020 dự kiến đạt 1,11 tỷ USD; doanh thu từ khí và condensate đạt 16,49 triệu USD; tổng nộp ngân sách nhà nước là 744,87 triệu USD; lợi nhuận 245,86 triệu USD (122,4% kế hoạch). Lô 09-3/12, dự kiến đạt 81 triệu USD doanh thu bán dầu; nộp ngân sách 38,6 triệu USD; Lợi nhuận 12,3 triệu USD.

Dù đạt được nhiều thành tích trong SXKD, cơ bản các chỉ tiêu kinh tế đều hoàn thành, nhưng ông Nguyễn Quỳnh Lâm cho rằng Vietsovpetro đã đối mặt với một năm đầy thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là ảnh hưởng của giá dầu xuống thấp. Để đối phó với khó khăn kép, Vietsovpetro đã tăng cường tự thực hiện những công việc trong khả năng, giảm thiểu thuê ngoài, huy động tối đa hàng hóa vật tư trong kho đưa vào sản xuất, tối ưu hóa hệ số luân chuyển vật tư thiết bị, thực hiện giãn tiến độ thanh toán. 

Với những nỗ lực cố gắng trong năm qua, kết quả đạt được là tổng tiết giảm chi tiêu dự báo đạt trên 105 triệu USD, trong đó hơn 60 triệu USD đến từ các giải pháp gia tăng sản lượng khai thác và tiết giảm chi phí. Tổng cộng chi phí sản xuất giảm chi 17% so với kế hoạch, góp phần đảm bảo tài chính cho sản xuất Lô 09-1 không bị thiếu hụt trong năm 2020. Một điểm sáng của Vietsovpetro là cung ứng dịch vụ cho bên ngoài. Vietsovpetro tiếp tục thực hiện các công việc nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ đối với các dịch vụ quan trọng cho bên ngoài như các dự án điện gió; thu gom, nén khí mỏ Thiên Ưng - Đại Hùng và Bể Cửu Long về bờ…

Năm 2021 đối mặt nhiều thách thức

Theo Tổng Giám đốc Nguyễn Quỳnh Lâm, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất chính năm 2021 của Vietsovpetro là khai thác dầu, condensate đạt khoảng 2.999,4 nghìn tấn; Kế hoạch gia tăng sản lượng đạt 2.900 nghìn tấn; Đảm bảo tiến độ đưa vào vận hành giàn BK-18A là 15/10/2021 và BK-19 là 15/11/2021; Kế hoạch nộp ngân sách 519,4 triệu USD; Lợi nhuận 156,9 triệu USD. Về công tác mở rộng vùng hoạt động, thực hiện nhiệm vụ trong chương trình công tác và ngân sách đã được phê duyệt và các nghĩa vụ đối với các lô hiện có, đồng thời tiếp tục nghiên cứu tiềm năng dầu khí và khả năng tham gia của Vietsovpetro vào các lô mới.

Nói về trách nhiệm nặng nề trong năm 2021, ông Lâm cho rằng các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao cho năm 2021 là rất khó khăn và thách thức. Một trong những khó khăn trước mắt là Lô 09-1 bước vào giai đoạn sản lượng dầu suy giảm nhanh, trữ lượng đã phát hiện và các khu vực tiềm năng còn lại không đủ lớn để chặn đà suy giảm. Lô 09-3/12 có sản lượng và trữ lượng nhỏ; Kết quả mở rộng vùng hoạt động ở các lô khác chưa có gia tăng trữ lượng. Đa số công trình biển, căn cứ sản xuất, phương tiện, thiết bị đã cũ, xuống cấp, tăng nguy cơ mất an toàn, cần sửa chữa, nâng cấp, thay thế hoặc dỡ bỏ. Mặt khác, hiện nay đại dịch Covid-19 vẫn còn lan rộng, tái phát ở nhiều nơi và diễn biến phức tạp, giá dầu không ổn định và khó lường, càng làm tăng nguy cơ thiếu hụt tài chính cho sản xuất của Vietsovpetro.

Chia sẻ với những khó khăn của Vietsovpetro, tuy nhiên Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Lê Mạnh Hùng cho rằng Vietsovpetro có không gian phát triển rất lớn, cần phải xác định khung chiến lược dài, hoạch định nguồn lực; mở rộng vùng hoạt động; cùng với Tập đoàn xây dựng và quản trị danh mục đầu tư, nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư cho hiện tại và tương lai.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.

Thu ngân sách tăng do chính sách đi vào cuộc sống

Chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống, người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần tăng thu ngân sách.
(PLVN) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, kết quả đó có được là nhờ chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống.