VietnamAirlines là thương hiệu Quốc gia đấy, nhưng trang web thì dở tệ

Việc có quá nhiều logo khiến cho hình ảnh thương hiệu Quốc gia Việt Nam bị mờ nhạt
Việc có quá nhiều logo khiến cho hình ảnh thương hiệu Quốc gia Việt Nam bị mờ nhạt
(PLO) - Là thương hiệu Quốc gia Việt Nam nhưng website của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (VietnamAirlines) lại không hề xứng tầm với vị trí này.
 

    Không muốn “chê” biểu tượng hay logo thương hiệu quốc gia Việt Nam nhưng vị Giám đốc của Brand Finance tại Khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng phải thẳng thắn bộc lộ quan điểm khi truy cập vào website của hãng hàng không quốc gia Việt Nam – VietnamAirlines

    Là một trong 63 doanh nghiệp được vinh danh trong Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, thì việc hiện diện ở nhiều nước và là cầu nối đưa khách quốc tế đến Việt Nam, VietnamAirline còn có ý nghĩa là hình ảnh đại diện cho thương hiệu quốc gia Việt Nam trên thị trường nước ngoài, cùng với cà phê Trung Nguyên, nón lá hay áo dài…

    Tuy nhiên, một điều khá bất ngờ được ông Samir Dixit, Giám đốc Vùng châu Á Thái Bình Dương của Công ty Brand Finance chia sẻ rằng khi truy cập vào website của VietnamAirline ông khá ngạc nhiên khi mà trang website của một trong những doanh nghiệp lớn của Việt Nam, lại nghèo nàn đến vậy.

    Trang website của doanh nghiệp lớn mà thiếu tính năng hỗ trợ khách hàng

    “Trang website của VietnamAirlines là trang web dở nhất. Tôi truy cập vào nhưng chưa bao giờ nhưng chưa bao giờ được trang website này hỏi về các tiện ích dịch vụ sẽ hỗ trợ như thế nào. Tôi thấy thiếu các tương tác về tiện ích để hỗ trợ cho khách hàng khi truy cập vào website này. Chúng ta nói thương hiệu Quốc gia thì phải thể hiện sự cam kết và trách nhiệm với hách hàng nhưng VietnamAirlines chưa thể hiện được điều đó” – ông Samix đánh giá.

    Một đồng nghiệp của ông Samix là ông Thierry Noeyell, chuyên gia thương hiệu, Cố vấn cấp cao của Chương trình Hợp tác kỹ thuật Vietrade và SECO cũng đồng tình quan điểm trên. Ông nói cảm thấy bị lúng túng một hồi mới tìm ra website chính thức của VietnamAirlines.

    “Tôi đi tìm trang website của VietnamAirlines nhưng thấy có tới vài trang nên tôi phải lần mò xem trang nào thân thiện nhất và có nhiều tính năng. Thực tế thì không chỉ VietnamAirlines mà nhiều trang website của 63 doanh nghiệp thương hiệu quốc gia Việt Nam đều có chất lượng không tốt cho lắm, vừa nghèo nàn và không có nhiều tính năng, thiếu sự tương tác” – ông Thierry nói.

    Trong khi đó, vị chuyên gia thương hiệu này cho rằng website là một trong những yếu tố quan trọng để quảng bá thương hiệu, giúp cho khách hàng tìm hiểu và tiếp cận những thông tin liên quan đến doanh nghiệp.

    Do đó, việc xây dựng để trang website trở thành một kênh thông tin thân thiện nhất và có nhiều tính năng tương tác hỗ trợ khách hàng nhiều nhất, có ý nghĩa rất quan trọng để tạo ấn tượng cho khách hàng.

    “Nếu ta muốn quảng bá thương hiệu Quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm thì trang website là thứ đầu tiên phải chú ý” – Ông Thierry nói.

    Phức tạp và lẫn lộn với hàng tá logo thương hiệu Việt Nam

    Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp được công nhận là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lại không mấy chú ý đến việc làm thế nào để các website trở nên hấp dẫn và tiện ích nhất với khách hàng. Thậm chí các doanh nghiệp này còn không chú trọng việc quảng bá thông tin, đưa logo là doanh nghiệp thương hiệu quốc gia lên website. Ông Thierry nói rằng đây là điều đáng tiếc.

    Chuyện của doanh nghiệp là vậy, nhìn rộng ra câu chuyện thương hiệu Việt Nam lại càng đáng buồn hơn. Ông Samix kể chuyện đi tìm logo thương hiệu Việt Nam, mới thấy là quá phức tạp và “rắm rối” khi có đến hàng chục logo cứ na ná giống nhau.

    “Có rất nhiều logo sẽ làm cho chúng ta cảm thấy lẫn lộn và bối rối, không thể hiện rõ về thương hiệu Việt Nam. Lúc là nụ cười, lúc là bông sen, khi thì hình chữ S, hoặc câu khẩu hiệu… Việc có quá nhiều logo, sẽ khiến người khác cảm thấy lẫn lộn” – ông Samir nói.

    Vị chuyên gia này bày tỏ rằng không phải có ý chê logo thương hiệu của Việt Nam đẹp hay xấu, nhưng ông khuyên không cần phải có quá nhiều thứ mà phải làm sao gọt giũ để lựa chọn, có hình ảnh đại diện nhất quán cho Việt Nam.

    Ngoài ra, cần phải đưa ra tiêu chuẩn mà ta hướng tới, nhiều nc đều có tiêu chuẩn như vậy, chỉ có chủ đề duy nhất thôi nhưng thành công hơn là lan man và đưa ra nhiều thứ khác nhau.

    Còn theo ông Thierry, cơ quan Chính phủ có vai trò lớn trong xây dựng và quản lý thương hiệu, song trên cơ sở phải có đội ngũ chuyên gia marketing để quảng bá và xây dựng thương hiệu đó mạnh hơn nếu không muốn để giá trị thương hiệu Việt Nam đi sau nhiều nước trong khu vực.

    Tin cùng chuyên mục

    Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.

    Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

    (PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

    Đọc thêm

    Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
    (PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

    Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

    Ảnh minh họa
    (PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

    Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

    Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
    (PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).

    'Truyền lửa' trên các công trình trọng điểm quốc gia

    Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên). (Ảnh: VGP)
    (PLVN) -  Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ tại công trường, trực tiếp khảo sát thực địa và sâu sát, quyết liệt giải quyết các vướng mắc trên các công trình trọng điểm quốc gia đã trở thành nguồn cảm hứng lớn, lan tỏa động lực cho các dự án về đích.

    Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

    Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
    (PLVN) -  Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1710/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch điện VIII).

    Chính thức giảm thuế VAT đến 30/6/2025

    Ảnh minh hoạ.
    Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Theo đó, quy định giảm 2% thuế VAT sẽ được kéo dài đến hết tháng 6/2025.

    Công tác hải quan năm 2024: Đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

    Công chức Hải quan tận tình hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu. (Ảnh: TD)
    (PLVN) - Trong năm 2024, mặc dù tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính; sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức trong triển khai các nhiệm vụ chính trị được giao, toàn ngành Hải quan năm 2024 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

    Xuất khẩu thuỷ sản 'đón sóng' cơ hội hướng mốc 11 tỷ USD năm 2025

    Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2024 đạt trên 10 tỷ USD (Ảnh minh hoạ).
    (PLVN) - Năm 2024, ngành thủy sản đã vượt nhiều khó khăn để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, nhờ tăng trưởng tích cực của ngành tôm, cá tra và hải sản khai thác. Thành tựu này khẳng định nỗ lực của toàn ngành và tạo nền tảng vững chắc để hướng tới mốc 11 tỷ USD trong năm 2025.

    Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

    Quang cảnh Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. (Ảnh: Khánh Huyền)
    (PLVN) - Hôm nay - 31/12, phát biểu làm rõ hơn một số nội dung liên quan đến lĩnh vực hải quan tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã nhấn mạnh, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 ước tính thặng dư 23,75 tỷ USD. Đây là số kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay.

    Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước

    Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước
    (PLVN) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh gặp không ít khó khăn, thử thách khi vừa vượt qua đại dịch Covid-19, kinh tế bắt đầu phục hồi, phát triển thì đến tháng 9/2024 phát sinh những rủi ro, thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra... Tuy nhiên, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Quảng Ninh đã kiên trì các mục tiêu tăng trưởng đặt ra và hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng năm 2024 và phấn đấu bứt phá trong năm 2025, đặt nền móng vững chắc cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.

    Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

    Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%
    (PLVN) -  Ngày 30/12/2024, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các TCTD chủ động triển khai thực hiện.

    'Giải bài toán' để doanh nghiệp bán lẻ Việt giữ được 'vị thế sân nhà'

    Bà Lê Việt Nga - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam.
    (PLVN) - Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là khốc liệt, doanh nghiệp (DN) phân phối thuần Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn ngay trên “sân nhà”. Vậy làm thế nào để DN Việt có thể vươn lên, làm chủ thị trường? PLVN đã phỏng vấn TS. Lê Việt Nga, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương).

    Ứng dụng công nghệ cao, 'cú hích' của ngành nông nghiệp Sơn La

    Trồng chè ứng dụng công nghệ cao ở Mộc Châu. (Ảnh trong bài: Quốc Định)
    (PLVN) - Hiện nay, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những hướng đi hiệu quả được nhiều địa phương áp dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Với tiềm năng, thế mạnh lớn, tỉnh Sơn La xác định nông nghiệp là “trụ đỡ” quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, bằng những giải pháp đồng bộ trong thời gian qua, nông nghiệp Sơn La đã bứt phá phát triển mạnh mẽ, trở thành “hiện tượng nông nghiệp” của cả nước.