Vietcombank: Hành trình tới ngôi đầu bảng

Cuối năm 2018, Vietcombank đã khai trương ngân hàng con - VCBLaos tại Viêng Chăn.
Cuối năm 2018, Vietcombank đã khai trương ngân hàng con - VCBLaos tại Viêng Chăn.
(PLVN) - Ngân hàng TM CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được đánh giá là thương hiệu ngân hàng  uy tín, vị thế số 1 tại Việt Nam, có ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực. 

Tài sản trên 1 triệu tỷ đồng 

Số liệu thống kê cho thấy, đến hết năm 2018, Vietcombank có: 1 trụ sở chính, 1 Trung tâm đào tạo, 1 Trung tâm xử lý tiền mặt, 106 chi nhánh trên toàn quốc, 4 công ty con tại Việt Nam, 3 công ty con tại nước ngoài, 3 công ty liên doanh, 1 công ty liên kết; 1 ngân hàng con tại Lào; 1 văn phòng đại diện đặt tại Singapore; 1 văn phòng đại diện tại Mỹ và 1 văn phòng đại diện tại TP HCM. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.856 ngân hàng đại lý ở 176 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Trải qua 56 năm hình thành và phát triển, Vietcombank đã vươn mình phát triển, sẵn sàng cùng hệ thống ngân hàng hội nhập với kinh tế trong nước, khu vực và quốc tế. Đặc biệt, giai đoạn 2013-2018 ghi nhận dấu ấn chuyển mình, bứt phá ngoạn mục của Vietcombank.

Đại diện Vietcombank cho biết, bắt đầu với việc công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới vào năm 2013, giai đoạn 2013-2017 là quãng thời gian chứng kiến người Vietcombank làm việc nhiều hơn, vất vả hơn, quyết liệt và bài bản hơn để hiện thực hoá vị trí số 1 trong hệ thống ngân hàng. 

Giai đoạn này, quy mô tổng tài sản, huy động vốn và tín dụng của Vietcombank đã có sự tăng trưởng bứt phá, quy mô tổng tài sản tăng 2,5 lần, huy động vốn tăng 2,9 lần, sử dụng vốn tăng 2,3 lần. Điểm nhấn lớn nhất là tổng tài sản tăng trưởng mạnh mẽ và đã vượt qua mốc 1 triệu tỷ đồng, về đích trước 2 năm so với đề án phát triển. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên có lợi nhuận vượt mốc 10 nghìn tỷ đồng.

Riêng năm 2018 vừa qua, tổng tài sản của Vietcombank tiếp tục tăng trưởng và duy trì ở mức trên 1 triệu tỷ đồng, chất lượng tài sản tốt nhất hệ thống với tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp, chỉ còn 0,97%, thấp nhất trong các tổ chức tín dụng (TCTD) quy mô lớn, là ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam đưa tỷ lệ nợ xấu thực chất xuống dưới 1%, phân loại theo chuẩn mực quốc tế. 

Vietcombank tiếp tục giữ vững vị thế là ngân hàng có quy mô về lợi nhuận lớn nhất với tổng lợi nhuận trước thuế đạt gần 18.400 tỷ đồng, tăng trưởng 63,5% so với năm 2017. Trong năm 2018, Vietcombank cũng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công nhận là TCTD đầu tiên của Việt Nam đáp ứng chuẩn mực quản trị rủi ro theo Basel 2 sớm hơn 1 năm so với quy định. Vietcombank cũng đã tăng vốn điều lệ thành công thông qua việc bán cổ phần cho 2 đối tác hàng đầu là GIC và Mizuho, đưa Vietcombank là TCTD có quy mô vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng.

Dấu ấn IPO thu gần 10 nghìn tỷ

Đại diện của Vietcombank cho hay, từ những năm 60 của thế kỷ trước, Việt Nam đã có quan hệ với 141 ngân hàng  ở 34 quốc gia. Trong quan hệ đó, nếu nhập cả 2 chức năng quản lý và kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh ngoại tệ vào một đầu mối thì không còn thuận tiện cho việc giải quyết những quan hệ đã ngày càng đa dạng và phức tạp. Đó chính là tiền đề cho sự ra đời của Vietcombank. 

Những ngày mới thành lập và trong giai đoạn chống Mỹ ác liệt, Vietcombank là ngân hàng đối ngoại duy nhất của Việt Nam, thực hiện thanh toán quốc tế, thanh toán vay nợ và viện trợ nhà nước, quản lý và điều hành ngoại hối… Vietcombank cũng là nơi để trung chuyển, xử lý và chi viện nguồn ngoại tệ cho chiến trường miền Nam dùng mua vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men;…

Hiệp định Paris được ký kết, Vietcombank đóng thêm vai trò mới là ngân hàng đối ngoại của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Sau đó, Vietcombank là ngân hàng duy nhất nắm giữ độc quyền trên cả 3 phương diện: độc quyền ngoại tệ; độc quyền cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu, độc quyền giao dịch thanh toán quốc tế. Các chức năng, nhiệm vụ này theo Vietcombank trong suốt giai đoạn 1975-1988.

Đặc biệt, thời kỳ đầu hòa bình lập lại, Vietcombank là đầu mối chính tham gia tiếp quản các ngân hàng của chính quyền Sài Gòn, thu giữ được nhiều của cải, ngoại tệ, tiền vàng cho đất nước, tránh sự tẩu tán thất thoát, thực hiện thanh toán chi trả cho nhân dân không gây xáo trộn tâm lý, tư tưởng. Đây được đánh giá là một thành công lớn của Vietcombank nói riêng và ngành Ngân hàng nói chung. 

Năm 1990, khi có sự đổi mới lãnh đạo của Đảng, Vietcombank chính thức chuyển từ ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại thành ngân hàng thương mại hoạt động đa năng. Từ đây, Vietcombank đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. 

Năm 2007, Vietcombank trở thành ngân hàng đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ phần hóa với việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Đây là sự kiện IPO lớn nhất và đã mang lại cho ngân sách Nhà nước nguồn thu lên tới gần 10 nghìn tỷ đồng, một con số kỷ lục tại thời điểm đó.

Chính thức chuyển sang hoạt động theo cơ chế ngân hàng TMCP từ giữa năm 2008, đúng vào lúc xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu với những tác động bất lợi đối với kinh tế Việt Nam nhưng Vietcombank đã linh hoạt, chủ động đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời, nhờ đó an toàn và hiệu quả hoạt động được đảm bảo và từng bước phát triển bền vững. 

Đọc thêm

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…

Tổng cục Thuế chúc mừng các doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

Cục trưởng Cục Thuế DN lớn Nguyễn Bằng Thắng trao Thư của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chúc mừng đội ngũ DN và Doanh nhân Việt Nam (ảnh:TCT)
(PLVN) - Trong chuỗi sự kiện chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), Tổng cục Thuế đã tổ chức Đoàn công tác đến chúc mừng một số doanh nghiệp lớn tiêu biểu trong chấp hành tốt chính sách pháp luật về thuế, tham gia tích cực vào chương trình chuyển đổi số quốc gia, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước…

Cơ quan Thuế - Công an phối hợp điều tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử

Cán bộ cơ quan Thuế và cơ quan Công an kiểm tra tang vật của đối tượng vi phạm.
(PLVN) - Thông qua việc hợp chặt chẽ, linh hoạt, trong việc rà soát, phân tích, nghiên cứu hồ sơ ban đầu, Cục Thuế TP Hà Nội và Công an TP Hà Nội đã làm rõ hành vi vi phạm của Công ty NAC trong việc sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán nhằm che giấu hàng trăm tỷ doanh thu bán hàng và trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước…

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ
(PLVN) - Tính đến hết tháng 8/2024, công tác thu nợ thuế tăng đến 29% so với cùng kỳ, song Tổng cục Thuế đánh giá, tổng số tiền thuế nợ toàn quốc vẫn ở mức cao. Tổng cục Thuế vừa có Công văn chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn tăng cường công tác quản lý, thu hồi tiền nợ thuế.