Việt Nam và New Zealand đứng đầu thế giới về hiệu suất kiểm soát Covid-19

Ảnh: Reuters/Khâm
Ảnh: Reuters/Khâm
(PLVN) - New Zealand, Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) xếp ba vị trí hàng đầu trong Chỉ số Hiệu suất COVID của gần 100 quốc gia/vùng lãnh thổ vì đã xử lý thành công đại dịch Covid-19, trong khi Anh và Mỹ ở gần cuối bảng xếp hạng, Reuters đưa tin

Viện Lowy – đơn vị thực hiện Bảng xếp hạng Chỉ số Hiệu suất COVID - cho biết, Bảng chỉ số được công bố vào thứ Năm – 28/1 không bao gồm Trung Quốc - nơi các ca bệnh đầu tiên được xác định vào tháng 12/ 2019, do thiếu dữ liệu.

Các quốc gia/vùng lãnh thổ khác trong top 10 bao gồm Thái Lan, Cyprus, Rwanda, Iceland, Australia, Latvia và Sri Lanka - những quốc gia có ít ca bệnh và ca tử vong được báo cáo cả về tổng thể và bình quân đầu người.

Tổng cộng, 98 quốc gia đã được đánh giá trong 36 tuần sau trường hợp nhiễm COVID-19 thứ 100 được xác nhận của nước đó. Số liệu được tính đến ngày 9/1/2021.

Viện Lowy cho biết, các số liệu trung bình hàng ngày trong vòng mười bốn ngày được tính cho các trường hợp được xác nhận, trường hợp được xác nhận trên một triệu người, trường hợp tử vong được xác nhận, số trường hợp tử vong được xác nhận trên triệu người, trường hợp được xác nhận theo tỷ lệ xét nghiệm và xét nghiệm trên nghìn người.

Báo cáo được đưa ra khi các trường hợp nhiễm COVID-19 trên thế giới vượt qua con số 100 triệu với số người chết vượt quá 2 triệu.

Mỹ, với hơn 25 triệu trường hợp được xác nhận, xếp hạng 94, trong khi Ấn Độ, với hơn 11 triệu trường hợp, đứng thứ 86. Anh, quốc gia có số người chết cao nhất ở châu Âu, đứng thứ 66.

Chỉ số cho thấy các quốc gia ở Châu Á-Thái Bình Dương thành công nhất trong việc ngăn chặn đại dịch, trong khi Châu Âu và Hoa Kỳ “nhanh chóng bị choáng ngợp” bởi sự lây lan nhanh chóng của COVID-19.

"Mức độ phát triển kinh tế hoặc sự khác biệt trong hệ thống chính trị giữa các quốc gia ít ảnh hưởng đến kết quả hơn so với những gì thường được giả định hoặc công khai", Viện Lowy (có trụ sở tại Sydney, Úc) cho biết trong phân tích của mình.

"Nhìn chung, các quốc gia có dân số nhỏ hơn, xã hội gắn kết và các tổ chức có năng lực sẽ có lợi thế so sánh trong việc đối phó với một cuộc khủng hoảng toàn cầu như đại dịch", Viện Lowy nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.