Việt Nam tôn trọng và tuân thủ đầy đủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982

TS. Lê Thị Tuyết Mai - Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao - phát biểu tại lễ kỷ niệm.
TS. Lê Thị Tuyết Mai - Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao - phát biểu tại lễ kỷ niệm.
(PLVN) - Chiều 14/11, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ Kỷ niệm 25 năm Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) có hiệu lực và Việt Nam trở thành thành viên UNCLOS. 

Phát biểu và chủ trì Lễ Kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã khẳng định Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 đã thực sự trở thành căn cứ pháp lý quốc tế vững chắc để xác định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của quốc gia ven biển, đồng thời cũng là cơ sở để xử lý các vấn đề liên quan đến biển và đại dương. 

Với Việt Nam, trong 25 năm qua, Việt Nam luôn đề cao tôn chỉ và mục tiêu của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, đồng thời có nhiều nỗ lực thực thi Công ước trên Biển Đông. 

Trước hết, Việt Nam đã hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý và sử dụng biển trên cơ sở phù hợp với UNCLOS. 

Trong đó, quan trọng nhất là Luật Biển Việt Nam năm 2012 - cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo.

Trên tinh thần thượng tôn pháp luật, Việt Nam chủ trương kiên trì giải quyết các bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Thực hiện chủ trương này, Việt Nam đã tiến hành đàm phán và ký các điều ước quốc tế về phân định biển với các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia. 

Việt Nam cũng đang tích cực thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, phân định vùng đặc quyền kinh tế với Indonesia và phân định biển với các quốc gia láng giềng khác.

Việt Nam cũng thúc đẩy hợp tác quốc tế về biển với hình thức hợp tác đa dạng và nội dung ngày càng đi vào chiều sâu nhằm khai thác tối đa các tiềm năng của biển cũng như giải quyết, xử lý các thách thức đặt ra nhằm tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định tại Biển Đông.

Trong các lĩnh vực chuyên ngành, đại diện của Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chia sẻ nỗ lực của Việt Nam như bảo vệ chủ quyền biển, đảo, quản lý tài nguyên và nguồn lợi biển, bảo vệ môi trường biển... 

Nỗ lực của các Bộ, ngành không chỉ phản ánh qua các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật mà còn qua các hành động cụ thể, ở tất cả các cấp. 

Điều này cho thấy, việc tôn trọng và thực hiện đầy đủ Công ước Luật biển là ý chí và hành động chung của Chính phủ, các Bộ ngành và chính quyền ở tất cả các cấp của Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho hay, thời gian qua, tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, vi phạm nghiêm trọng các quyền của Việt Nam và các nước trong khu vực được quy định tại Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. 

Việt Nam kiên trì quan điểm tôn trọng và tuân thủ đầy đủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không có những hành động diễn giải sai trái hay cố tình hạ thấp ý nghĩa, vai trò của Công ước. 

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...