Việt Nam – Thái Lan phấn đấu tăng kim ngạch thương mại hai chiều lên 20 tỷ USD/năm

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm trực tuyến với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm trực tuyến với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai.
(PLVN) - Chiều 3/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có buổi hội đàm trực tuyến với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai để trao đổi về quan hệ hợp tác song phương, trong đó có hợp tác phòng, chống Covid-19, cũng như về các vấn đề quốc tế, khu vực hai bên cùng quan tâm. 

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan trân trọng chuyển lời chúc mừng của Chính phủ Thái Lan tới Chính phủ Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Việt Nam; khẳng định Thái Lan hết sức coi trọng không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước. 

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục kiểm soát tốt được dịch bệnh, đồng thời thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan chúc mừng Việt Nam, trên cương vị Chủ tịch ASEAN đã tổ chức thành công các hội nghị ASEAN, duy trì và thúc đẩy hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác. 

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cảm ơn sự ủng hộ và phối hợp của Thái Lan, cam kết sẽ tiếp tục tạo điều kiện để các nhà đầu tư, chuyên gia, quản lý, lao động trình độ cao của các nước, trong đó có Thái Lan, được tiếp tục nhập cảnh vào Việt Nam, góp phần ổn định hoạt động của doanh nghiệp, cũng như xem xét khả năng nối lại chuyến bay giữa hai nước. 

Để tiếp tục đưa quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường Việt Nam - Thái Lan vào chiều sâu thực chất trong thời gian tới, hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp khi điều kiện cho phép; phối hợp tổ chức tốt các hoạt động nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan vào năm 2021.

Hai bên cũng nhất trí duy trì và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, trong đó có việc tổ chức Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung hai nước vào thời gian phù hợp; xúc tiến trao đổi ký kết Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường Việt Nam - Thái Lan giai đoạn 2021 - 2025 để định hướng hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể. 

Hai bên nhất trí phấn đấu tăng kim ngạch thương mại hai chiều lên 20 tỷ USD/năm như mục tiêu đề ra, sớm ký Thỏa thuận tuyển dụng lao động song phương mới. 

Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho Thái Lan đầu tư vào các lĩnh vực Thái Lan có thế mạnh như du lịch biển, công nghiệp dệt may, da giày, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ… 

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bày tỏ mong muốn có thêm nhà đầu tư Việt Nam tại Thái Lan; khẳng định sẽ tiếp tục khuyến khích và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào Việt Nam. 

Hai bên cũng nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng khác như giáo dục đào tạo, du lịch, văn hóa và giao lưu nhân dân./.

Đọc thêm

Để ngành Nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh bài.
(PLVN) -  Hôm qua (10/6), tại Hội thảo “Phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng” tổ chức ở Hà Nội, vấn đề làm sao để các sản phẩm nông nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường xuất khẩu và nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu thay đổi của thị trường, đã được cơ quan chức năng và các doanh nghiệp bàn bạc, mổ xẻ kỹ lưỡng.

Các tỉnh Đông Nam Bộ tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát động cao điểm 45 ngày đêm tăng tốc giải ngân.
(PLVN) -  Đông Nam Bộ - vùng kinh tế trọng điểm của cả nước - đang bước vào giai đoạn tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Với mục tiêu đến hết quý III (31/8/2025), tỷ lệ giải ngân đạt ít nhất 70% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, các địa phương trong vùng đang triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt. Song, chặng đường phía trước vẫn còn không ít thách thức cần vượt qua.

Doanh nghiệp được 'giải phóng nguồn lực' từ cải cách thủ tục hành chính - Kỳ 1: 'Đòn bẩy vàng' giúp doanh nghiệp vươn mình mạnh mẽ

Cải cách TTHC không chỉ là việc cắt giảm giấy tờ mà còn là cuộc cách mạng về tư duy quản lý nhà nước.
(PLVN) - Việc cắt giảm giấy tờ, thực hiện thủ tục trực tuyến giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí, công sức - những thứ mà các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN nhỏ và vừa luôn phải “cân đo đong đếm” từng ngày. Do đó, cách nào để chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) đi vào thực tiễn chính là điều mà cộng đồng DN đau đáu quan tâm.

Nhà thầu tư nhân tự tin vào “sân chơi” lớn về hạ tầng

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm do Sơn Hải - một doanh nghiệp xây dựng tư nhân đầu tư và xây dựng theo hình thức PPP, trị giá hơn 4.300 tỷ đồng.
(PLVN) -  Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, xây lắp hạ tầng dám nghĩ lớn, làm lớn. Kỳ vọng tương lai, trên các đại công trường, dự án quốc gia, sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn những thương hiệu từ thành phần kinh tế tư nhân, thay vì đó là “sân chơi” của thành phần kinh tế khác…

Đạo đức kinh doanh cần được vun bồi từ gốc

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang dần nhận ra rằng: kinh doanh tử tế là cách duy nhất để đi đường dài. (Nguồn: Base)
(PLVN) - Mỗi quyết định kinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn có thể tạo ra tác động mạnh mẽ đến xã hội. Chính vì thế, đạo đức doanh nhân không còn là câu chuyện lý thuyết mà cần trở thành cốt lõi để xây dựng một nền kinh tế bền vững và nhân văn.

Tuân thủ pháp luật - Trách nhiệm tối thiểu và bắt buộc của doanh nhân

Chính phủ cho ra mắt Cổng Pháp luật quốc gia giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin pháp lý. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Thời gian gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng trước hàng loạt vụ việc doanh nghiệp vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Từ những xưởng sản xuất hàng giả, hàng nhái quy mô lớn bị phanh phui, cho đến các chiêu trò lừa đảo tinh vi qua mạng, quảng cáo sai sự thật hay sử dụng hóa chất độc hại trong thực phẩm... Mỗi “cú phốt” như vậy đang trở thành hồi chuông cảnh tỉnh, phơi bày những “lỗ hổng” trong ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận người kinh doanh.

Người trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp 'xanh'

Anh Hoàng Đức Mạnh dùng kiến thức mình học hỏi trong trường đại học đem đến cho bà con nông dân cách thức sản xuất mới đạt hiệu quả cao. (Nguồn: HTX Hoa Phong)
(PLVN) - Bắt đầu từ những sản phẩm thân thiện với môi trường, gần gũi thiên nhiên, hiện nay nhiều người trẻ khởi nghiệp thành công với mô hình kinh doanh xanh. Họ đã và đang truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ lên ý tưởng “startup” mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.

Niềm tin là tài sản lớn nhất của thương nhân

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người tiên phong trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, đồng thời thực hiện nhiều dự án phục vụ cộng đồng.
(PLVN) - Trong mọi thời đại, doanh nhân không chỉ là người tạo ra của cải vật chất, mà còn là lực lượng nòng cốt thúc đẩy phát triển xã hội và hình thành các chuẩn mực đạo đức trong kinh tế. Trong kỷ nguyên kinh tế số, với nhiều biến động, không phải vốn liếng hay tài sản mà chính niềm tin mới là điều tạo nên đẳng cấp và độ bền vững của một doanh nghiệp.

Đạo đức doanh nhân - nền móng cho một nền kinh tế bền vững

Nghị quyết 68-NQ/TW khẳng định vai trò của doanh nhân là những người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ trước những biến động chưa từng có, vai trò của doanh nhân ngày càng được đề cao như những “kiến trúc sư” của sự phát triển bền vững. Đặc biệt, tinh thần của Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 về phát triển kinh tế tư nhân càng khẳng định rõ, đạo đức doanh nhân chính là nền móng quan trọng để xây dựng một nền kinh tế mạnh, tự chủ và bền vững. Đạo đức trong kinh doanh không chỉ là lựa chọn, mà còn là “điều kiện sống còn” trong kỷ nguyên mới.

Dẹp bỏ tâm lý tìm cách trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giữa những ngày hè oi ả đầu tháng 6/2025, không khí làm ăn của một số tiểu thương, hộ kinh doanh tại nhiều địa phương trên cả nước cũng trở nên nóng bỏng bởi làn sóng “ngừng nhận chuyển khoản”, “chỉ nhận tiền mặt” lan rộng. Thực chất, đây là những chiêu trò che giấu nỗi lo sợ bị “soi” doanh thu, bị tính thuế theo đúng quy định pháp luật.

Giải pháp để kích cầu tiêu dùng thiết bị y tế trong nước

Bà Cao Thị Vân Điểm - Phó Chủ tịch Hội TBYT Việt Nam.
(PLVN) - Hiện, thị phần thiết bị y tế (TBYT) sản xuất trong nước chiếm một phần rất nhỏ vì nhiều lý do. Cũng bởi vậy, “bài toán” kích cầu tiêu dùng TBYT trong nước luôn được các doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư quan tâm. Đây cũng là nội dung cuộc trao đổi giữa phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam với bà Cao Thị Vân Điểm - Phó Chủ tịch Hội TBYT Việt Nam.

Vốn FDI vào Việt Nam tăng hơn 51% trong 5 tháng đầu năm

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) -  Theo báo cáo từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực. Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt 18,39 tỷ USD, tăng mạnh 51,2% so với cùng kỳ năm trước

Giá thuê nhà, điện sinh hoạt tăng khiến CPI tháng 5 tăng 0,16%

CPI tháng 5 tăng nhẹ (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Sáng 6/6, Tổng Cục Thống kê công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2025. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,16% so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu do giá thuê nhà, vật liệu bảo dưỡng nhà ở, điện sinh hoạt và ăn uống ngoài gia đình tăng.