Việt Nam - Thái Lan: Nỗ lực hướng tới nâng cấp quan hệ trong thời gian tới

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Đại học Chulalongkorn - Ảnh Doãn Tấn.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Đại học Chulalongkorn - Ảnh Doãn Tấn.
(PLVN) -Sáng 8/12, tại Thủ đô Bangkok, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thái Lan, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tới thăm và có bài phát biểu quan trọng tại Trường Đại học Chulalongkorn - một trong những đại học danh tiếng và lâu đời nhất tại Thái Lan, có bề dày truyền thống hơn 100 năm.

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Quốc hội (QH) Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Việt Nam và Thái Lan là hai nước láng giềng gắn bó lâu đời. Những điểm tương đồng mà hai nước sẻ chia, cùng khát vọng chung về hòa bình, độc lập, tự cường là chất keo tự nhiên gắn kết hai dân tộc, là nền tảng bền vững cho mối quan hệ hai nước không ngừng phát triển.

Khẳng định Việt Nam nhận thức sâu sắc rằng tương lai của đất nước Việt Nam gắn liền với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và toàn thế giới, Chủ tịch QH nhấn mạnh, để có nền hòa bình lâu dài và bền vững, tất cả các nước, trong đó có Việt Nam và Thái Lan, các nước thành viên ASEAN, đều có trách nhiệm đóng góp vào việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác; tôn trọng các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực. Đây là vấn đề sống còn của ngày hôm nay, là trách nhiệm của chúng ta với các thế hệ mai sau.

Đánh giá cao vai trò, đóng góp của Thái Lan trong quá trình hình thành và phát triển của ASEAN, Chủ tịch QH cho rằng, trong bối cảnh mới, việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết, gắn kết và tự cường, có vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực, có quan hệ tốt với các đối tác ngoài khu vực là một định hướng ưu tiên của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan.

Chủ tịch QH khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa sự gắn bó, tin cậy và quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan. Phát huy những thành tựu hợp tác to lớn của gần 50 năm qua, đã đến lúc hai nước cùng nỗ lực hướng tới nâng cấp quan hệ trong thời gian tới. Chủ tịch QH đã nêu 5 đề xuất để phát triển sâu sắc và toàn diện hơn nữa nội hàm quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước.

Một là, tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác an ninh, quốc phòng. Cần thúc đẩy hợp tác thực chất, hiệu quả trên tất cả các kênh: Đảng, Nhà nước, Nghị viện và giữa người dân với người dân. Hai là, hai nước đứng trước cơ hội to lớn, đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Thái Lan sang giai đoạn phát triển mới, với tầm mức mới và tư duy mới, trong đó, hai nước đoàn kết hơn, gắn bó hơn và sáng tạo hơn với phương châm “tin cậy, trách nhiệm, chân thành, hợp tác cùng thắng, cùng có lợi và cùng tiến”...

Ba là, tăng cường gắn kết kinh tế sâu rộng và triển khai hiệu quả Chiến lược “Ba kết nối”. Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 25 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn. Bốn là, đẩy mạnh hợp tác du lịch, văn hóa, giáo dục và giao lưu nhân dân. Phát huy giá trị các khu di tích Bác Hồ tại Thái Lan như những biểu tượng của quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước. Năm là, đề cao chủ nghĩa đa phương và đoàn kết quốc tế, tăng cường phối hợp chặt chẽ trong các khuôn khổ hợp tác đa phương...

Để hiện thực hóa các định hướng nêu trên, Chủ tịch QH nêu rõ, QH Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác toàn diện, hiệu quả với Nghị viện Thái Lan, phát huy vai trò vừa là một kênh đối ngoại mang tính Nhà nước, vừa mang tính nhân dân sâu sắc, góp phần đưa quan hệ Việt Nam - Thái Lan ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả...

Ngay sau phát biểu chính sách, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ đã dành thời gian trao đổi với các chuyên gia, học giả và sinh viên về triển vọng quan hệ Việt Nam - Thái Lan, trong đó có việc nâng cấp quan hệ hai nước; vai trò của Việt Nam và Thái Lan trong ASEAN và trong hợp tác tiểu vùng. Chủ tịch QH khẳng định, với những thành tựu đã đạt được và với vai trò của cả hai nước trong ASEAN, trong một thế giới nhiều biến động như hiện nay, quan hệ Việt Nam - Thái Lan đã chín muồi để hướng đến việc nâng cấp trong thời gian tới.

Đọc thêm

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại chương trình (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - “Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, với truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, gắn bó và bề dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc..., khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ không ngừng được củng cố ngày càng vững chắc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.