Việt Nam sẽ là điểm đến Festival di sản, nghệ thuật?

Một tiết mục tại Festival Ninh Bình 2022 - Tràng An kết nối di sản. (ảnh: P.V)
Một tiết mục tại Festival Ninh Bình 2022 - Tràng An kết nối di sản. (ảnh: P.V)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Festival quốc tế mở rộng cánh cửa hội nhập, giao lưu, chia sẻ, đồng hành và dự định sáng tạo tương lai giữa các nhà hát, nhà nghiên cứu và nghệ sĩ đang hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn của Việt Nam và thế giới. Biến giấc mơ Việt Nam là điểm đến Festival di sản, Festival nghệ thuật của thế giới trở thành hiện thực là ước mong của những người yêu văn hóa, di sản Việt.

300 nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế cùng kết nối, sáng tạo nghệ thuật

Với chủ đề “Kết nối sáng tạo”, Festival Nghệ thuật biểu diễn quốc tế được tổ chức tại thành phố Phan Thiết, như bước khởi đầu đặt nền móng cho việc xây dựng thương hiệu văn hóa, du lịch đặc trưng cho tỉnh Bình Thuận, tạo sức hút đầu tư lâu dài, bền vững vào Bình Thuận.

Ông Bùi Thế Nhân - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Lễ hội (Festival) Nghệ thuật Biểu diễn Quốc tế lần thứ nhất năm 2023 - Bình Thuận, Việt Nam được tổ chức nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển văn hóa, du lịch trong tiến trình hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh Bình Thuận. Đồng thời, Lễ hội góp phần giới thiệu tới bạn bè, du khách trong nước và quốc tế bản sắc văn hóa và tinh hoa nghệ thuật biểu diễn độc đáo của tỉnh Bình Thuận nói riêng, của Việt Nam nói chung. Từ đó, tạo cơ hội cho đông đảo người dân, giới văn nghệ sĩ và trí thức, học giả của tỉnh Bình Thuận nói riêng, của Việt Nam nói chung được giao lưu, tiếp thu văn hóa nghệ thuật quốc tế, nhất là nghệ thuật biểu diễn.

Với sự hội tụ hơn 300 nghệ sĩ, diễn viên từ 7 đoàn nghệ thuật quốc tế và Việt Nam. Ngoài ra, Lễ hội còn thu hút hơn 10 nhóm nghệ sĩ trẻ độc lập tham gia vào các chương trình đại nhạc hội và lễ hội đường phố như: múa rối, xiếc, tạp kỹ, đờn ca tài tử… do tác giả kịch bản - tổng đạo diễn Lê Quý Dương dàn dựng đã mang đến hơi thở mới, khác biệt hơn so với nhiều chương trình trước.

Không gian chính là sân khấu trên đường Nguyễn Tất Thành, trong suốt 3 ngày qua Lễ hội Nghệ thuật Biểu diễn Quốc tế còn có các sân khấu cộng đồng phục vụ liên tục nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc như: biểu diễn đường phố; biểu diễn quốc tế, hòa nhạc hòa bình thế giới ngoài trời và diễu hành; biểu diễn nhạc giao hưởng; đại nhạc hội… Ngoài ra, Lễ hội còn có hoạt động khác như tọa đàm quốc tế chủ đề “Xây dựng Phan Thiết trở thành trung tâm đào tạo và nghệ thuật biểu diễn quốc tế”; tập huấn kỹ năng chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn.

Có thể nói, Lễ hội Nghệ thuật Biểu diễn Quốc tế lần thứ nhất, Bình Thuận 2023 đã thực sự là một “điểm sáng” trong Năm Du lịch Quốc gia tại Bình Thuận, được đông đảo Nhân dân, du khách và đồng nghiệp quốc tế đón nhận nồng nhiệt với nhiều ấn tượng tốt đẹp. Lễ hội đã tạo tiền đề đầu tiên góp phần đưa Bình Thuận phát triển trở thành một điểm đến mới của du lịch và văn hoá nghệ thuật, cụ thể là nghệ thuật biểu diễn, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa.

Hiệp hội Sân khấu Thế giới đánh giá cao sự thành công của Festival và coi đây là một mô hình tiêu biểu để đưa nghệ thuật biểu diễn tiếp cận sâu rộng tới các cộng đồng cư dân bản địa trên khắp hành tinh, tạo nên một không gian sáng tạo chuyên nghiệp, cởi mở cho các nghệ sĩ sân khấu biểu diễn lắng nghe, học hỏi và chia sẻ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn, hợp tác đồng hành tạo nên các giá trị sáng tạo mới, rút ngắn các khoảng cách văn hoá và thúc đẩy sự xích lại gần nhau của các châu lục, khu vực và mỗi quốc gia trong khát vọng một thế giới hoà bình, tương trợ, đoàn kết và phồn thịnh.

Tổng Giám đốc Hiệp hội Sân khấu Biểu diễn Thế giới Tobias Biancone nhận xét: “Lễ hội Nghệ thuật biểu diễn quốc tế đang mang các buổi biểu diễn từ các quốc gia khác đến Việt Nam. Điều này cũng giúp các tác phẩm của Việt Nam có cơ hội được chạm tới quốc tế, mang sự sáng tạo nghệ thuật của Việt Nam đến với mọi người trên khắp thế giới và đem đến sự kinh ngạc cho cộng đồng và cá nhân trên toàn cầu. Thêm nữa, Lễ hội lần này là bước đệm để đưa Phan Thiết trở thành điểm đến độc đáo cho nghệ thuật biểu diễn về cả mặt nghệ thuật và giáo dục”.

Hiến kế để Việt Nam có những Festival độc đáo

Tác giả - đạo diễn Lê Quý Dương, Chủ tịch Ủy ban Festival và Hợp tác sân khấu Quốc tế của Hiệp hội Sân khấu Thế giới - ITI/UNESCO đã và đang là người đầu tiên đặt nền móng xây dựng các thương hiệu festival độc đáo đặc sắc cho các tỉnh, thành và tập đoàn kinh tế tại Việt Nam, góp phần vào việc thúc đẩy kinh tế du lịch, phát triển công nghiệp văn hóa và giới thiệu có chọn lọc di sản văn hoá nghệ thuật của Việt Nam ra thế giới và ngược lại. Những festival đã được tác giả - đạo diễn Lê Quý Dương nghiên cứu, sáng tạo, dàn dựng nay trở thành thương hiệu lớn cho các tỉnh, thành, tiêu biểu như: Festival Đờn ca tài tử Nam Bộ, Festival Huế với các lễ hội Đêm hoàng cung, Huyền thoại sông Hương, Hành trình mở cõi, Festival Pháo hoa Đà Nẵng, Festival Võ cổ truyền quốc tế Bình Định. Gần đây nhất là Festival Ninh Bình - Tràng An kết nối di sản, Festival Áo dài Du lịch Hà Nội và Lễ hội Nghệ thuật Biểu diễn Quốc tế Bình Thuận…

Tiết mục biểu diễn độc đáo của các nghệ sĩ quốc tế tại Festival Bình Thuận. (ảnh: An Khang Media)

Tiết mục biểu diễn độc đáo của các nghệ sĩ quốc tế tại Festival Bình Thuận. (ảnh: An Khang Media)

Các festival do đạo diễn Lê Quý Dương tổ chức và dàn dựng được các nhà chuyên môn và giới truyền thông đánh giá cao, luôn mang đậm dấu ấn kết hợp giữa các giá trị văn hóa, di sản, lịch sử truyền thống và sáng tạo hiện đại độc đáo, để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả trong nước và quốc tế. Bởi anh rất biết tri ân và trân trọng các giá trị lịch sử và di sản. Đối với anh, lịch sử dân tộc, di sản văn hóa luôn là một kho tàng vô tận đem tới năng lượng và niềm cảm hứng cho sáng tạo hiện đại, bao gồm cả nghệ thuật và nhiều lĩnh vực khác.

Làm thế nào để bảo tồn và phát triển di sản, biến Việt Nam là một điểm đến Festival Di sản, Festival nghệ thuật biểu diễn của thế giới luôn là một vấn đề khiến đạo diễn Lê Quý Dương đau đáu. Theo anh, có ba cách để bảo tồn, phát huy các giá trị di sản. Cách thứ nhất là bảo tồn di sản nguyên bản 100% tại chính nơi mà di sản ấy đã được sinh ra. Cách thứ hai là giới thiệu di sản một cách nguyên bản và cốt lõi nhất có thể, trong những không gian mới. Cách thứ ba là chắt lọc những tinh hoa độc đáo nhất của di sản để sáng tạo mới và “thổi hồn” cho di sản theo nhịp sống đương đại. Với đạo diễn Lê Quý Dương, cả ba cách trên đều rất tốt và cần thiết cho quá trình bảo tồn, phát huy và kế thừa các giá trị di sản truyền thống, tuy nhiên phải đúng nơi, đúng lúc và đúng hoàn cảnh.

Là đạo diễn của gần 60 lễ hội lớn, đạo diễn Lê Quý Dương rất sợ “lặp lại chính mình”. Bởi vậy, trước khi nhận lời viết kịch bản và làm tổng đạo diễn, Lê Quý Dương dành nhiều thời gian để tìm đọc, nghiên cứu, đi khảo sát, tìm hiểu cặn kẽ những nền văn hóa, lịch sử, di sản mang bản sắc riêng của từng vùng, miền, tỉnh, thành. Lẽ đó, mỗi một lễ hội của Lê Quý Dương lại mang màu sắc, dấu ấn riêng, tái hiện lịch sử, văn hóa và di sản sống động, không thể trộn lẫn.

“Về nguyên tắc tổ chức và dàn dựng lễ hội, tôi muốn giữ nguyên bản và tôn trọng tuyệt đối các giá trị di sản của từng tỉnh, thành mang về giới thiệu tại Festival Ninh Bình - Tràng An kết nối di sản hay Lễ hội Nghệ thuật Biểu diễn Quốc tế Bình Thuận. Các yếu tố sáng tạo và dàn dựng chỉ làm nền tôn vinh và tô điểm thêm. Di sản nguyên bản của từng tỉnh, thành sẽ là hạt nhân cốt lõi của các chương trình” - đạo diễn Lê Quý Dương chia sẻ.

Hiến kế để Việt Nam có thể xây dựng thương hiệu về nghệ thuật biểu diễn, Tiến sĩ Israfil Shaheen, giảng viên, Giám đốc Khoa Nghiên cứu Sân khấu biểu diễn, Đại học Dhaka (Bangladesh) cho rằng: “Việt Nam nên tổ chức nhiều lễ hội nghệ thuật quy mô lớn, bởi lễ hội là không gian biểu diễn rộng mở, nơi nhiều đối tượng công chúng, du khách có thể tham dự vào các hoạt động trong nhiều khoảng thời gian khác nhau. Lễ hội nghệ thuật khác hoàn toàn những buổi biểu diễn trong nhà hát (không gian đóng, có bán vé và chỉ phục vụ cùng một lúc vài trăm người). Với khả năng tích hợp đa dạng nhiều nội dung biểu diễn, thu hút đông người tham dự và tạo sức lan tỏa lớn, các festival nghệ thuật có thể mang đến những góc nhìn khác nhau về nghệ thuật, giúp mỗi người tiếp nhận và thu về những giá trị riêng”.

Ông Alvaro A.Franco R, diễn viên và là nhà sản xuất chương trình nghệ thuật đến từ Colombia chia sẻ: “Việt Nam cần tạo điều kiện để mọi người cùng được tham gia vào các festival nghệ thuật, nhất là giới trẻ. Ở Colombia, chúng tôi đầu tư vào lớp trẻ từ những cấp học rất nhỏ nhằm xây dựng thị hiếu nghệ thuật cho khán giả, từng bước hình thành cộng đồng khán giả và cũng để xây dựng lớp nghệ sĩ tương lai cho nghệ thuật biểu diễn. Bên cạnh đó, cũng nên đẩy mạnh hợp tác công - tư, Chính phủ và doanh nghiệp tư nhân cần cùng chung tay đầu tư cho phát triển nghệ thuật”.

Tin cùng chuyên mục

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Đọc thêm

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản. 

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…

Nữ cán bộ nội đô và ký ức Hà Nội tháng 10 năm ấy…

Ảnh tư liệu
(PLVN) - 70 năm đã trôi qua, nhưng ngày 10/10/1954 là dấu ấn lịch sử không thể quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng. Với bà Đỗ Thị Kim Dung, nguyên cán bộ Thành hội Phụ nữ Hà Nội, một chứng nhân lịch sử, đã từng tham gia sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc 70 năm về trước, thì ngày này còn có một ý nghĩa đặc biệt, trở thành một kỷ niệm không phai với những năm tháng thanh xuân đầy nhiệt huyết…

Hà Nội bảo tồn, giữ gìn trầm tích văn hóa ngàn năm

Hồ Hoàn Kiếm đẹp thơ mộng. (Ảnh: Q.T)
(PLVN) - Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục quan trọng của cả nước, Hà Nội còn chứa đựng trầm tích văn hóa được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc. UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. TP Hà Nội dự kiến chi ngân sách hơn 14.000 tỷ đồng để đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn.

'Có xem chèo Khuốc với anh, thì về…'

Hát chèo đã trở thành một phần sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu của người dân Thái Bình. Ảnh TXVN.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đồng ý đệ trình hồ sơ để UNESCO xem xét, đưa “Nghệ thuật Chèo” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào của cả nước và người dân quê lúa Thái Bình - một trong những cái nôi của nghệ thuật Chèo truyền thống Việt Nam…

Chuyện xưa Hà Nội qua những tour du lịch hấp dẫn

Câu chuyện làm thuốc của một gia đình làm thuốc ở phố cổ Hà Nội trong Chuyện phố hàng. (Ảnh: Hoàng Lân)
(PLVN) - Thông qua những tour khám phá di sản, di tích về đêm tạo sự lôi cuốn đặc biệt với du khách, Hà Nội đang nắm bắt cơ hội đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn liền với bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của mảnh đất Thăng Long ngàn năm.