Việt Nam nỗ lực đảm bảo an toàn cho du khách

Các khách sạn tăng cường việc tiêu độc, khử trùng, trang bị nước rửa tay, đeo khẩu trang phục vụ khách
Các khách sạn tăng cường việc tiêu độc, khử trùng, trang bị nước rửa tay, đeo khẩu trang phục vụ khách
(PLVN) - Trước những diễn biến của dịch Covid-19, Việt Nam sẽ tạm dừng đơn phương miễn thị thực cho 8 nước châu Âu. Đồng thời, các khuyến cáo đối với du khách quốc tế và nội địa cũng được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm cảnh báo những người có kế hoạch du lịch Việt Nam trong thời gian tới về những hạn chế mới nhất.

Tất cả du khách đến Việt Nam phải khai báo sức khỏe

Từ ngày 7/3, tất cả khách du lịch đến Việt Nam phải khai báo sức khỏe. Những người có triệu chứng bệnh hoặc từng đi qua vùng dịch đều phải được cách ly. Việt Nam đang tạm dừng giải quyết nhập cảnh đối với các hành khách đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc, kể cả hành khách quá cảnh qua hai quốc gia này. Ngoài ra, quyết định đơn phương miễn thị thực cũng đã bị đình chỉ ở 8 quốc gia: Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh từ ngày 9/3. 

Khách du lịch từ Trung Quốc được phép vào Việt Nam, cũng như những người từ Hàn Quốc, Iran và Ý, được yêu cầu phải trải qua cách ly 14 ngày khi nhập cảnh. Các chuyến bay và tàu chở khách, cũng như các cửa khẩu biên giới khác nhau đến Trung Quốc đại lục vẫn bị đình chỉ.

Tất cả các hãng hàng không Việt Nam đã tạm dừng các chuyến bay đến Hàn Quốc. Các chuyến bay đến Hồng Kông, Đài Loan, Macao (Trung Quốc) vẫn hoạt động mặc dù số lượng chuyến bay giảm.

Ở trong nước, Chính phủ đã áp dụng các biện pháp như cho học sinh nghỉ học, hủy bỏ các lễ hội và các hoạt động du lịch trên toàn quốc. Ngoài ra, một số doanh nghiệp, khu dân cư và nhà hàng Việt Nam đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa riêng để giữ an toàn cho khách hàng.

Du khách cần nắm vững tiêu chí trong việc chọn điểm đến, chỗ ở... khi đi du lịch để đảm bảo an toàn tối đa trước dịch bệnh do virus SARS-CoV-2. Hiệp hội Du lịch Việt Nam vừa chính thức ban hành tiêu chí du lịch an toàn với dịch Covid-19.

Bộ tiêu chí được đưa ra dựa trên chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và ý kiến từ Bộ Y tế. Đối tượng áp dụng gồm các địa phương, doanh nghiệp du lịch đăng ký "Chương trình kích cầu Du lịch Việt Nam" do Hiệp hội Du lịch Việt Nam phát động.

Theo đó, các điểm đến an toàn được xác định là những di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu du lịch... đảm bảo tiêu chí như không thuộc vùng có dịch Covid-19 (đã được cơ quan có thẩm quyền xác định theo Luật Phòng, chống nhiễm bệnh năm 2017).

Nếu điểm đến có một hoặc nhiều dịch vụ như doanh nghiệp du lịch; dịch vụ ngủ; lưu trú; vui chơi; ăn uống; hàng hóa, cơ sở cung cấp phải đáp ứng đầy đủ tiêu chí theo quy định. Một doanh nghiệp du lịch an toàn chỉ được phép ký hợp đồng du lịch với cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước không thuộc diện cách ly y tế. 

Đồng thời, doanh nghiệp chỉ được đưa khách đến các điểm an toàn theo tiêu chí bên trên. Các đơn vị này cần chủ động cùng cơ quan y tế có thẩm quyền tổ chức tập huấn về dịch Covid-19 và cấp chứng nhận cho lái xe, hướng dẫn viên, người phục vụ trên phương tiện vận chuyển du khách. Ngoài ra, doanh nghiệp cần công bố những địa điểm du lịch an toàn trên website để khách hàng nắm bắt.

Sẵn sàng khẩu trang, nước sát khẩu khi khách yêu cầu

Về tiêu chí dành cho dịch vụ nghỉ ngơi, vui chơi, ăn uống, các cơ sở cần thực hiện việc phòng chống dịch, áp dụng biện pháp phòng hộ cá nhân theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Rác thải, chất thải phát sinh trong cung cấp dịch vụ phải được thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của Bộ Y tế. Những cơ sở này cần bố trí nơi rửa tay, xà phòng, dung dịch sát khuẩn nhanh tại khu vực vệ sinh, ăn uống, nhà bếp. 

Bộ tiêu chí cũng nhấn mạnh về yêu cầu dành cho các đơn vị khai thác dịch vụ vận chuyển khách du lịch. Theo đó, những phương tiện sử dụng cần được khử trùng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các lái xe, hướng dẫn viên, người phục vụ trên phương tiện vận chuyển thực hiện biện pháp phòng hộ cá nhân theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Việt Nam nỗ lực đảm bảo an toàn cho du khách ảnh 1
Di tích nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo) đóng cửa từ 15h ngày 10/3

Mỗi phương tiện vận chuyển đều phải bố trí đủ khẩu trang, dung dịch sát khuẩn nhanh khi khách du lịch có nhu cầu. Tất cả các đơn vị cung cấp dịch vụ nêu trên đều phải niêm yết số điện thoại của cơ sở y tế có thẩm quyền trên địa bàn để liên hệ khi cần thiết.

Ngoài ra, du khách quốc tế được động viên thực hiện các biện pháp tự bảo vệ sức khỏe cá nhân để giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 theo khuyến cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo đó, du khách nên hạn chế đi đến các vùng đã tuyên bố có dịch, hoặc bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đặc biệt du khách cao tuổi, người mắc các bệnh mãn tính. 

Đồng thời, các khuyến nghị chung về vệ sinh cá nhân bao gồm: Thực hiện vệ sinh tay thường xuyên, bằng xà phòng, nước rửa tay hoặc cồn; che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi; tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai có triệu chứng; tránh chạm vào miệng và mũi.

Ngoài ra, WHO cho biết, đối với bất kỳ chuyến du lịch nào, khách du lịch cũng nên tuân thủ các quy định về vệ sinh thực phẩm như nấu chín thịt, trứng, cũng như hạn chế tiếp xúc tại các chợ thịt sống. Du khách trở về từ các khu vực bị ảnh hưởng nên tự cách ly và tuân theo quy định của các quốc gia sở tại. 

Nhiều vịnh, đảo tạm dừng đón khách

Tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp trên thế giới cũng như ở trong nước. Thế nên, nhiều vịnh, đảo nổi tiếng của Việt Nam đã tạm dừng đón du khách để phòng chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng giao Công an thành phố, ngành Y tế phối hợp thực hiện lập các chốt kiểm soát ra, vào huyện đảo Cát Hải từ ngày 10/3. Cũng từ ngày này thành phố không tiếp nhận khách du lịch vào đảo Cát Bà.

Lãnh đạo huyện Cát Hải tiếp tục tăng cường các biện pháp kiểm soát tình hình dịch bệnh; hướng dẫn người dân tạm hoãn tổ chức cưới hỏi, giảm thiểu tập trung đông người. Ngành Y tế cung cấp đủ hóa chất khử trùng toàn bộ huyện đảo Cát Hải.

Trong khi đó, ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để ngăn chặn phòng chống dịch lây lan trên địa bàn, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện đã họp khẩn, xin ý kiến Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Côn Đảo và trình UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xem xét, chỉ đạo tạm dừng cho phép người nước ngoài đi du lịch đến Côn Đảo, khuyến khích người nước ngoài đang ở Côn Đảo trở về đất liền từ ngày 10/3.

Không thực hiện thủ tục cho người Việt Nam đi du lịch đến Côn Đảo cho đến khi có thông báo tiếp theo. Khuyến khích người dân nếu không có việc cần thiết thì hạn chế ra vào Côn Đảo. 

Chỉ đạo Sở Văn hóa Thể thao Bà Rịa - Vũng Tàu cũng yêu cầu Trung tâm bảo tồn di tích quốc gia tạm ngưng không tổ chức tham gia các điểm di tích trên địa bàn; Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo tạm ngưng không tổ chức tham quan du lịch sinh thái và du lịch quốc gia trên đảo kể từ 15h ngày 10/3 đến khi có thông báo mới. UBND huyện Côn Đảo cho biết: lượng du khách đến Côn Đảo trung bình mỗi ngày 3.000 người, trong khi đó đội ngũ y, bác sĩ và trang thiết bị y tế tại Trung tâm Y tế quân dân y huyện còn hạn chế trong việc điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 (nếu có).

Từ 10/3, đảo Cù Lao Chàm cũng tạm ngừng đón khách ra tham quan du lịch; đồng thời khuyến khích du khách đang ở đảo thì sớm trở về đất liền, thông tin từ UBND xã Tân Hiệp (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) cho biết.

Đọc thêm

Cập nhật mới nhất về các bệnh nhân ngộ độc nặng do ăn cá ở Quảng Nam

Bệnh nhân bị ngộ độc botulium được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy
(PLVN) - Thông tin từ ekip bệnh viện Chợ Rẫy đang hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc botulinum tại bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam cho biết, đến tối 19/3, sức khỏe của các bệnh nhân ngộ độc đã được cải thiện, đặc biệt là các bệnh nhân được truyền thuốc giải độc.

Vì sao độc tố Botulinum gây ngộ độc nguy hiểm?

Hình minh họa. Nguồn BV Vinmec

(PLVN) - Độc tố botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh. Sau khi ăn, độc tố botulinum được hấp thu vào cơ thể, gắn chặt vào vào các dây thần kinh, gây liệt toàn bộ các cơ. Ngộ độc Botulinum có nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.

Cẩn trọng với bệnh cúm mùa ở trẻ em

Bác sĩ khám cho trẻ tại Bệnh viện TWQĐ 108. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thời gian gần đây, Khoa Nhi, Bệnh viện TWQĐ 108 liên tiếp tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ tới khám và điều trị do nhiễm virus cúm. Hầu như ngày nào cũng có trẻ mắc cúm A tới khám, khoảng 1/10 số trẻ này phải nhập viện do sốt cao liên tục hoặc viêm phổi.

Những người kiến tạo hạnh phúc cho cậu bé người Nùng khoèo chân

Báo Úc chia sẻ về câu chuyện của cậu bé người Nùng. (Ảnh: Herald Sun)
(PLVN) - Cậu bé dân tộc Nùng Lù Văn Chiến (SN 2012) sống trên vùng núi cao hẻo lánh Hoàng Su Phì (Hà Giang). Từ khi sinh ra, cậu đã mang theo đôi chân khuỳnh khoèo nên không thể đi được mà chỉ có thể di chuyển bằng cách bò lết nửa người. Thế nhưng, cậu bé đã may mắn được nhiều người giúp đỡ để có thể bước đi trên đôi chân của mình và có một gia đình đầy đủ. Câu chuyện của Chiến được báo chí, truyền thông trong và ngoài nước lan toả, như một minh chứng cho thấy lòng tốt của những người lạ mặt có thể cứu giúp cuộc đời của một con người như thế nào.

Khám và cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo

Các y, bác sĩ bệnh viện Trung ương Huế siêu âm để tầm soát bệnh cho người dân.
(PLVN) - Sáng 18/3, bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho 200 người dân ở xã Hương Bình, thị xã Hương Trà.

Cô gái trẻ biến dạng vành tai sau bấm khuyên

Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Trong các vị trí bấm khuyên trên cơ thể thì viêm tấy hoặc áp xe ở vành tai chiếm tỷ lệ gặp biến chứng cao nhất và nặng nhất. Nguyên nhân thường gặp do người bệnh bấm khuyên tai ở cơ sở không đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc không tuân thủ chăm sóc sau thủ thuật.

Cho trẻ uống oresol thế nào mới an toàn?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Pha oresol sai cách rất nguy hiểm, bởi khi pha với nồng độ quá đậm đặc có thể khiến trẻ bị ngộ độc Natri, gây ra tình trạng nôn mửa, co giật, thậm chí nặng hơn có thể gây viêm não, phù não, tổn thương não và tử vong...