Việt Nam nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: TTXVN)
Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: TTXVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 19/9, Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva cho biết, ngày 18/9, trong khuôn khổ khóa họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, ông Surya Deva - Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền phát triển đã có phiên đối thoại với các nước về các hoạt động của mình trong năm vừa qua.

Liên quan đến chuyến thăm Việt Nam từ ngày 9 - 15/11/2023, Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển khẳng định đã chứng kiến những tiến bộ ấn tượng của Việt Nam trong phát triển kinh tế, triển khai các chương trình an sinh xã hội. Ông cũng khẳng định Việt Nam đã có những tiến triển đáng kể trong thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự Phát triển bền vững trong nhiều lĩnh vực, như xóa đói giảm nghèo, tiếp cận nước sạch và vệ sinh, phát triển hạ tầng có khả năng chống chịu và tăng cường đổi mới sáng tạo. Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc (LHQ) cũng bày tỏ đánh giá cao cách tiếp cận giảm nghèo đa chiều của Chính phủ Việt Nam.

Phát biểu tại Phiên đối thoại, Đại sứ Mai Phan Dũng - Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại LHQ khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, bao gồm quyền phát triển. Việt Nam luôn đặt con người vào trung tâm của mọi chiến lược phát triển, với tư cách là chủ thể, động lực và người thụ hưởng. Việt Nam không hy sinh môi trường để phát triển kinh tế. Đây cũng là điều mà Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển đã trực tiếp chứng kiến, lắng nghe trong chuyến thăm của mình đến Việt Nam.

Việt Nam cho rằng, chuyến thăm đã diễn ra thành công và đánh giá cao đối thoại mang tính xây dựng với Báo cáo viên đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi trong trao đổi thông tin về hiện thực hóa quyền phát triển và các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) tại Việt Nam. Việt Nam cũng đánh giá cao quan điểm tích cực của Báo cáo viên đặc biệt về những thành tựu, cam kết và tầm nhìn của Việt Nam trong việc phát triển toàn diện quốc gia, thực hiện SDGs, xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và bảo đảm sự tham gia, đóng góp và hưởng lợi của người dân trong quá trình phát triển.

Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng việc tạo điều kiện cho người dân tham gia và đóng góp vào mọi quá trình xây dựng và thực hiện chính sách. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân hưởng lợi” là những nguyên tắc quan trọng, được thể chế hóa và hiện thực hóa thông qua nhiều khuôn khổ trong nước.

Đại sứ cũng khẳng định cam kết của Việt Nam đối với phát triển bền vững, bao gồm ưu tiên đầu tư vào nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; hoàn thiện cơ sở hạ tầng; phát triển nền kinh tế xanh và tuần hoàn; tăng cường khả năng chống chịu trước thiên tai và biến đổi khí hậu; hoàn thiện các thể chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy cải cách hành chính công; thúc đẩy sự tham gia của các nhóm dễ bị tổn thương vào quá trình ra quyết định.

Đồng thời, tiếp tục cải cách hệ thống an sinh xã hội nhằm tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng và hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương; ổn định các nền tảng kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cho phát triển bền vững; cải thiện tính khả dụng của dữ liệu để tăng cường giám sát tiến độ thực hiện SDGs và huy động tất cả các bên liên quan cũng như hợp tác với các đối tác để đạt được các Mục tiêu cho tất cả mọi người vào năm 2030.

Cuối cùng, Đại sứ khẳng định sự ủng hộ đối với Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển và mong muốn tiếp tục hợp tác với các cơ chế nhân quyền của LHQ trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.