Việt Nam nhất quán bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người

Bữa ăn tại cơ sở cai nghiện ma túy số 7 Hà Nội
Bữa ăn tại cơ sở cai nghiện ma túy số 7 Hà Nội
(PLO) - Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng bác bỏ những thông tin xuyên tạc về tình hình nhân quyền tại nước ta được đưa ra gần đây. Bộ khẳng định bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người là chính sách nhất quán của Việt Nam, được thúc đẩy và thực hiện phù hợp Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam cũng như các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

Thực tế phản bác những luận điệu xuyên tạc

Giữa tháng 12/2017, Văn phòng thường trực về nhân quyền của Chính phủ đã tổ chức cho các phóng viên của một số cơ quan báo chí tới thực tế tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 7 Hà Nội (thôn Xuân Khanh, xã Xuân Sơn, Thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) để có cái nhìn chính xác và đầy đủ về chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện. 

Tại đây, cơ sở vật chất được bố trí khá bài bản, gọn gàng. Khu nhà lưu trú của các học viên cai nghiện được giữ gìn khang trang, sạch sẽ, có hệ thống phun sương để đảm bảo mùa hè mát mẻ, còn mùa đông thì ấm áp, các học viên đều có giường riêng, chăn màn gọn ghẽ. Ngoài ra, cơ sở này cũng có khu chơi thể thao, tập gym, thậm chí còn có phòng hát karaoke, uống café… mà theo ban lãnh đạo trung tâm là để các học viên có thể vui chơi lành mạnh, vừa rèn luyện sức khỏe, vừa thư giãn đầu óc để giúp họ quên đi cảm giác thèm ma túy.

Theo ông Vũ Văn Trí - Giám đốc Cơ sở - việc tiếp nhận học viên ở đây được thực hiện không kể ngày đêm. Học viên sau khi đưa vào sẽ được phân loại để điều trị, chữa trị y tế và tư vấn. Điều trị y tế xong, người nghiện sẽ được chuyển về các khu quản lý và thực hiện quy trình khép, bao gồm các hoạt động tư vấn, giáo dục, truyền nghề, dạy nghề, tổ chức lao động, vui chơi giải trí… Các học viên sẽ được quản lý theo hướng đan xen giữa học tập, vui chơi và lao động trị liệu. 

Đặc biệt, ông Trí khẳng định, dù là lao động truyền nghề hay lao động bình thường thì tất cả các học viên đều được chấm công và trả lương một cách bài bản. Vào cuối tháng, cơ sở sẽ công bố bảng chấm công cho các học viên, tiến hành đánh giá để thống nhất về số công. Học viên cai nghiện có toàn quyền quyết định sẽ đưa số tiền mình kiếm được vào bữa ăn hay gửi về cho gia đình. 

Quy trình này được thực hiện công khai, minh bạch, công bằng và dân chủ. Ngoài ra, cơ sở cũng thành lập tổ hay hội đồng người sau cai để hàng tuần các học viên họp và nếu có kiến nghị, đề xuất thì kiến nghị bằng văn bản đưa lên để Giám đốc đơn vị điều chỉnh. Việc khảo sát học viên về chế độ ăn uống, sinh hoạt… cũng được ban giám đốc cơ sở tiến hành nghiêm túc. Bên cạnh đó, cơ sở cũng cố gắng hết sức để đảm bảo đời sống của các học viên. Ví dụ, về chế độ ăn, tại đây đang có nhiều suất ăn, trong đó có những suất ăn chỉ hơn 6.000 đồng nhưng nhờ đưa các loại rau, thành phẩm chăn nuôi do các học viên lao động, sản xuất được vào nên bữa ăn của họ vẫn đảm bảo no bụng, có thịt, có rau dù giá cả tăng cao như hiện nay. 

Tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 7, tiền được sử dụng theo hệ thống sổ thay vì tiền mặt, theo đó khi người nghiện vào đây, số tiền họ gửi vào sẽ được ghi vào sổ và được trừ khi học viên đi ăn. Tiền học viên lao động được cũng được ghi vào sổ hoặc được chuyển về cho gia đình của họ nên việc tiêu cực, chèn ép không thể xảy ra. Các chính sách thăm nom, cho người nghiện có thành tích cai nghiện tốt về thăm gia đình được thực hiện thường xuyên nhưng vẫn đảm bảo kỷ luật, giúp người nghiện có được động lực cai nghiện hơn.

Qua khảo sát các học viên tại cơ sở, tất cả đều khẳng định được đối xử tốt, chăm sóc chu đáo, được bố trí lao động trị liệu và sinh hoạt phù hợp, theo đúng tình hình và sức khỏe. Nhờ đó mà nhiều học viên đã cai được nghiện, có sức khỏe tốt, nhận ra được tác hại của ma túy và quyết tâm xa rời “nàng tiên nâu”.

 Những điều mắt thấy tai nghe này chính là những bằng chứng rõ ràng nhất để chứng minh các thông tin mà một số cơ quan báo chí và tổ chức nước ngoài đưa ra trước đó cho rằng các “trung tâm cai nghiện” của Việt Nam “không khác gì nhà tù”, giam giữ học viên; có hiện tượng tiêu cực như quản giáo thu phí của các học viên, đánh đập hoặc buộc người nghiện phải làm việc…

7 ưu tiên thời gian tới

Ngày 18/1 vừa qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố cuốn sách Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam với phiên bản tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Phát biểu công bố cuốn sách, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định, xuyên suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam đã không ngừng đấu tranh vì các quyền tự do cơ bản của con người, nhất là quyền độc lập và quyền tự quyết của dân tộc, quyền được sống trong hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc cho mỗi người dân.

Cuốn sách Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam
Cuốn sách Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, năm 2005, Bộ Ngoại giao đã công bố sách thành tựu bảo vệ và phát triển các quyền con người ở Việt Nam. Từ đó cho đến nay Việt Nam đã chứng kiến những thành tựu quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển quyền con người, đặc biệt là việc thông qua Hiến pháp năm 2013 và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người. 

Bên cạnh đó, Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định, không ngừng cải thiện mức sống của người dân, xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo đảm quyền thụ hưởng, bảo vệ các quyền con người khác. “Việt Nam cũng nghiêm túc thực hiện các cam kết quốc tế về thúc đẩy quyền con người và chủ động đóng góp tại các diễn đàn về quyền con người trong khuôn khổ Liên hợp quốc, ASEAN và nhiều cơ chế khác”, bà Hằng nói. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nêu rõ những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận rộng rãi. Do đó, bà mạnh mẽ bác bỏ những thông tin sai sự thật, thiếu khách quan về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng cho biết, trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ ưu tiên thực hiện một số nội dung về quyền con người. Trong đó, sẽ tiếp tục kiện toàn hệ thống pháp luật nhằm đảo bảo thực hiện tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của người dân trên cơ sở phù hợp với Hiến pháp 2013 và các cam kết quốc tế của Việt Nam. Ưu tiên thứ 2 được xác định là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao điều kiện, nguồn lực thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân và cải thiện. 

Thứ 3, Việt Nam sẽ ưu tiên nâng cao khả năng tiếp cận với các loại hình an sinh xã hội. Ưu tiên thứ 4 là cải thiện chất lượng giáo dục nhằm phát triển nguồn nhân lực, trong đó có giáo dục về quyền con người nhằm nâng cao nhận thức của người dân và các cơ quan thực thi pháp luật trong vấn đề này.

Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy bình đẳng giới, coi đây là yếu tố quan trọng trong xây dựng nguồn nhân lực vững mạnh, cũng như đẩy mạnh chất lượng sống cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình, và toàn thể xã hội. Ưu tiên thứ 6 của Việt Nam trong lĩnh vực này là chăm sóc sức khỏe cộng đồng hướng tới một xã hội khỏe mạnh và được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ cả về thể chất và tinh thần. Và ưu tiên cuối cùng được xác định là tăng cường hợp tác với các quốc gia, cơ chế, các tổ chức chuyên môn của khu vực và toàn cầu liên quan đến quyền con người. 

Về việc một số đối tác quan tâm về tình hình thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho rằng nhân quyền là giá trị chung của nhân loại nhưng vẫn có những khác biệt về tiếp cận và ưu tiên về quyền con người, xuất phát từ khác biệt về lịch sử, văn  hóa, thể chế chính trị và trình độ phát triển. Đây là thực tiễn bình thường trong quan hệ quốc tế, điều quan trọng là chúng ta cần sẵn sàng hợp tác trên tinh thần hợp tác, tôn trọng lẫn nhau.

“Trên tinh thần đó, Việt Nam tiếp tục duy trì các cơ chế đối thoại về quyền con người với một số nước và các đối tác nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, mở những cơ hội hợp tác song phương trong lĩnh vực quyền con người. Chúng tôi cũng mong muốn cộng đồng quốc tế có cái nhìn khách quan, toàn diện, công bằng về những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người”, bà Hằng nói. 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Đọc thêm

Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai

Do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão, tỉnh Lào Cai đã thiệt hại rất nghiêm trọng về người, cơ sở hạ tầng của Nhà nước, Nhân dân
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai có trách nhiệm phân bổ cụ thể và sử dụng số kinh phí được bổ sung bảo đảm theo đúng quy định, đúng mục đích sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí, tiêu cực; sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ cùng với nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để kịp thời khắc phục thiệt hại do bão...

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão số 3

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão số 3
Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cội nguồn chiến thắng và phát triển đất nước

Lòng yêu nước và ý thức dân tộc là vũ khí giúp Việt Nam chiến thắng mọi kẻ thù xâm lăng. (Ảnh tư liệu chiến thắng mùa xuân năm 1975).
(PLVN) - Trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều cuộc xâm lăng từ những thế lực hùng mạnh. Khi hòa bình lại gặp không ít gian nan trong hành trình xây dựng đất nước. Nhưng ý thức dân tộc mạnh mẽ đã giúp người Việt vượt lên trên mọi thách thức và khó khăn, vững bước tiến về phía trước.

Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Hoàng Đăng Quang (bên trái) trao Quyết định của Ban Bí thư cho ông Phạm Đức Tiến.
(PLVN) - Sáng 14/9, tại Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, thừa ủy quyền của Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Hoàng Đăng Quang đã trao Quyết định của Ban Bí thư về việc điều động, chỉ định ông Phạm Đức Tiến - Ủy viên Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Bộ trưởng Phan Văn Giang: Hợp tác an ninh và sự phồn vinh, ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu tại phiên toàn thể 1. (Ảnh: Thu Trang)
(PLVN) - Sáng qua (13/9), Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11 đã khai mạc tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (BQP) dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao BQP Việt Nam tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên toàn thể 1 với chủ đề “Hợp tác an ninh và sự phồn vinh, ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (CA - TBD)”.

Bộ chính trị cho ý kiến về phát triển TP Hải Phòng; Đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Ngày 13/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 45-NQ/TW) và cho ý kiến về Đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương.

Làm rõ hơn vấn đề tiêu cực, 'lợi ích nhóm'

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
(PLVN) - Đây là ý kiến được nêu ra tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13/9, khi cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2024 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập trong hệ thống Công đoàn

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Ngày 13/9, Đoàn công tác liên ngành do Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”.

Chặn hiểm họa từ doanh nghiệp 'sân sau' - Kỳ cuối: Phải đổi mới căn bản công tác cán bộ

Chặn hiểm họa từ doanh nghiệp 'sân sau' - Kỳ cuối: Phải đổi mới căn bản công tác cán bộ
(PLVN) - Từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặt ra vấn đề bức bách là phải tiếp tục nâng cao đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên, bảo vệ uy tín và sự trường tồn của Đảng. Đây cũng là một trong những yêu cầu đặt ra tại Quy định 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC). Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Chiều 13/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn các Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) các nước do Chủ tịch ASEAN BAC năm 2024 Oudet Souvannavong, đồng thời là Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Lào dẫn đầu nhân dịp sang dự Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC tại Hà Nội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chúc Tết Trung thu các cháu thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN).
"Với các cháu ở những vùng bão, lũ, Bác dặn các cháu luôn chú ý an toàn khi học tập, vui chơi. Hãy tránh xa những nơi nguy hiểm, không chơi đùa gần sông, suối, ao hồ, luôn nhớ lời cha mẹ, thầy cô giáo để tự bảo vệ bản thân và bạn bè... Bác gửi đến tất cả các cháu niềm tin yêu, hy vọng", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhắn gửi.

Phát hiện nhiều thủ đoạn mới của tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: An Đăng/TTXVN.
Sáng 13/9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao năm 2024.

Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Anh lần thứ 5

Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Anh lần thứ 5
Sáng 13/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và ông Vernon Coaker, Quốc vụ khanh Quốc phòng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đồng chủ trì Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Anh lần thứ 5.