Việt Nam - Malaysia: Sớm đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Hạ viện Malaysia. (Ảnh: Phạm Thắng)
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Hạ viện Malaysia. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) -  Chiều 23/10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Lễ đón trọng thể Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul và Đoàn đại biểu Quốc hội Malaysia thăm chính thức Việt Nam.

Ngay sau Lễ đón, Chủ tịch Quốc hội (QH) Trần Thanh Mẫn đã tiến hành hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul.

Tại hội đàm, Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn đề nghị Malaysia và Chủ tịch Hạ viện quan tâm tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, triển khai hiệu quả cơ chế, thỏa thuận hợp tác hiện có, góp phần củng cố tin cậy chiến lược giữa hai nước nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước.

Đặc biệt, sớm đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD theo hướng cân bằng; tạo thuận lợi xuất nhập khẩu và hạn chế áp dụng các rào cản thương mại. Hỗ trợ đào tạo cho các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam về quy trình sản xuất và cấp chứng nhận Halal; tạo thuận lợi hơn nữa trong nhập khẩu các mặt hàng này từ Việt Nam, phấn đấu sớm ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực Halal trong thời gian tới...

Đối với vấn đề Biển Đông, Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn đánh giá cao quan điểm, chủ trương của Malaysia trong xử lý vấn đề Biển Đông, hai bên cần phối hợp với các nước trong ASEAN duy trì lập trường của ASEAN về vấn đề Biển Đông, thúc đẩy thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Chủ tịch QH mong muốn tiếp tục phối hợp hiệu quả trong việc hồi hương và đối xử nhân đạo với ngư dân Việt Nam bị tạm giữ trong vùng biển của Malaysia trên tinh thần nhân đạo và xử lý nội bộ giữa hai nước trên cơ sở quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Malaysia; công nhận nỗ lực của Việt Nam về quản lý và hạn chế vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), tạo điều kiện cho Việt Nam vận động Ủy ban Châu Âu (EC) gỡ “thẻ vàng” đối với ngành thủy sản Việt Nam.

Về quan hệ giữa QH Việt Nam và Nghị viện Malaysia, Chủ tịch QH vui mừng nhận thấy, quan hệ giữa QH Việt Nam và Nghị viện Malaysia tiếp tục được củng cố, tăng cường trên cả bình diện song phương và trong khuôn khổ các diễn đàn liên nghị viện quốc tế và khu vực mà hai bên là thành viên, gần đây nhất là tại Đại hội đồng AIPA-45.

Để tăng cường hợp tác giữa QH Việt Nam và Hạ viện Malaysia, Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn đề nghị hai bên nghiên cứu, thúc đẩy việc ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa QH Việt Nam với Hạ viện, Thượng viện Malaysia, tạo cơ sở để hai bên thúc đẩy và làm sâu sắc hơn hợp tác giữa Cơ quan lập pháp hai nước.

Chủ tịch QH cũng đề nghị Nghị viện Malaysia trong vai trò Chủ tịch AIPA 2025 sẽ tiếp tục phát huy sự hợp tác mạnh mẽ trong AIPA, góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa các nghị viện ASEAN và tạo nên một không gian đối thoại hiệu quả, thực chất cho các vấn đề quan trọng của khu vực. Tăng cường hợp tác giữa Văn phòng QH Việt Nam với Ban Thư ký Hạ viện Malaysia, nhất là trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, tham mưu tổng hợp và tổ chức phục vụ các hoạt động của Nghị viện.

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.