Việt Nam lên tiếng về nguy cơ chịu ảnh hưởng từ Thỏa thuận ngũ cốc trên Biển Đen

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 3/11, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi về nguy cơ Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng an ninh lương thực từ những động thái liên quan đến Thỏa thuận ngũ cốc trên Biển Đen.

Theo đó, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, coi bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước.

Mỗi năm, Việt Nam sản xuất được từ 41 - 43 triệu tấn lúa gạo và 6,5 triệu tấn thịt các loại... đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đồng thời, với vai trò là một trong các quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới, Việt Nam cũng có những đóng góp quan trọng vào các nỗ lực chung trong giải quyết các thách thực về an ninh lương thực toàn cầu.

Dẫn thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao thông tin, 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt khoảng 82,1 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Là thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng phối hợp và chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề bảo đảm an ninh lương thực và mong các quốc gia tăng cường hợp tác quốc tế, tham gia có trách nhiệm vào xử lý vấn đề này”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ.

Liên quan tới vấn đề Myanmar, tại họp báo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, là nước láng giềng trong khu vực và cùng là thành viên của ASEAN, Việt Nam luôn mong muốn Myanmar sớm ổn định tình hình để xây dựng và phát triển đất nước, vì lợi ích của người dân Myanmar và tiếp tục đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường và vững mạnh.

Với tinh thần đó, Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng đóng góp vào các nỗ lực của ASEAN hỗ trợ Myanmar sớm vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay, nhất là thông qua thực hiện hiệu quả Đồng thuận năm điểm, với ưu tiên chấm dứt bạo lực, thúc đẩy đối thoại và hòa giải giữa các bên liên quan vì lợi ích của người dân Myanmar, vì đoàn kết, toàn vẹn ASEAN, và vì hoà bình, ổn định, hợp tác ở khu vực.

“Việc hỗ trợ Myanmar cần được ASEAN triển khai từng bước, đồng bộ, cân bằng và minh bạch. Bên cạnh đó, ASEAN cũng cần là lực lượng hạt nhân, tập hợp và điều phối các nỗ lực quốc tế hỗ trợ cho Myanmar”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thêm.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.