Việt Nam lần đầu tiêm vaccine não mô cầu nhóm B thế hệ mới

(PLVN) - Vaccine viêm màng não mô cầu nhóm B hiện được triển khai tiêm chủng ở 165 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên toàn quốc. Vaccine tiêm cho trẻ và người lớn từ 2 tháng đến 50 tuổi từ ngày 23-2, giúp phòng viêm màng não mô cầu nhóm B gây tử vong nhanh trong 24 giờ.

Bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Cung ứng của Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, là đối tác chiến lược toàn diện của GSK với những hợp đồng đặt mua vaccine số lượng lớn trong nhiều năm, VNVC là hệ thống trung tâm tiêm chủng đầu tiên tại Việt Nam có vaccine thế hệ mới phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm B (GSK - Ý).

Đây là lần đầu tiên Việt Nam mới có thêm một loại vaccine phòng viêm não mô cầu nhóm B sau gần 40 năm kể từ khi vaccine phòng viêm màng não mô cầu nhóm B, C (Cuba) ra đời. Vaccine được sản xuất theo công nghệ mới giúp tăng cao hiệu quả bảo vệ.

Sự kiện đặc biệt có ý nghĩa khi loại vaccine phòng viêm màng não mô cầu B, C của Cuba đã ở trong tình trạng khan hiếm khá lâu trên thị trường khiến nhiều trẻ em chưa được tiêm vaccine này theo phác đồ.

Tại lễ ra mắt vắc xin mới diễn ra sáng 23/2, bà Elena De Angelis, Giám đốc Y khoa Quốc gia, Công ty GSK Việt Nam cho biết, GSK có lịch sử 140 năm phát triển vắc xin với sứ mệnh góp phần giảm thiểu bệnh tật và cải thiện sức khỏe cộng đồng. Loại vắc xin mới này được đưa vào sử dụng tại Việt Nam kỳ vọng giảm thiểu tác động tàn khốc của bệnh viêm màng não do não mô cầu, đặt mục tiêu bảo vệ hơn một triệu trẻ sơ sinh Việt Nam khỏi căn bệnh này bằng vắc xin trong 5 năm tới.

Tiêm vaccine viêm màng não mô cầu nhóm B thế hệ mới đầu tiên ra mắt tại Việt Nam cho con, chị Phương Chi (quận Tân Bình, TP HCM) cho biết khi con được 6 tháng tuổi, chị đã tìm kiếm vaccine não mô cầu nhóm B C để tiêm cho con nhưng “đứt hàng”, bé chỉ được tiêm vaccine nhóm ACYW khi 9 tháng. Nay con chị đã được 14 tháng tuổi, nghe tin có vaccine, chị đưa con đi tiêm ngay để kịp thời phòng bệnh.

“Tôi tìm hiểu bệnh viêm màng não mô cầu rất nguy hiểm và để lại di chứng về sau nặng nề nên rất lo lắng khi chưa tiêm được vaccine cho con. Tôi mong VNVC sẽ có ngày càng nhiều vaccine để phòng bệnh cho các bé”, chị Phương Chi chia sẻ.

Hệ thống tiêm chủng VNVC cùng Tập đoàn dược phẩm GSK ra mắt vaccine phòng viêm màng não do não mô cầu nhóm B thế hệ mới vào sáng 23/2. Ảnh: Mỹ NgọcHệ thống tiêm chủng VNVC cùng Tập đoàn dược phẩm GSK ra mắt vaccine phòng viêm màng não do não mô cầu nhóm B thế hệ mới vào sáng 23/2. Ảnh: Mỹ Ngọc

Vaccine viêm màng não mô cầu nhóm B được sản xuất theo công nghệ tiếp cận dựa trên hệ gen của vi khuẩn não mô cầu để phát triển vaccine (reverse vaccinology), chứa bốn thành phần kháng nguyên cung cấp khả năng tiêu diệt hiệp đồng cao, bền vững và cho phép bao phủ chủng rộng. Vaccine có hiệu quả bảo vệ lên đến 94% trước các bệnh do não mô cầu nhóm B gây ra.

Tính đến tháng 7-2023, não mô cầu B đã được phê duyệt tại 52 quốc gia, trong đó 14 nước đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia như Anh, Ý, Bồ Đào Nha…

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, thông tin vaccine não mô cầu B đưa vào sử dụng tại Việt Nam là tin vui với các chuyên gia, bác sĩ và hàng triệu người vì viêm màng não mô cầu là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, gây ra gánh nặng tàn tật lớn.

Vi khuẩn não mô cầu có 12 nhóm khác nhau có khả năng gây bệnh, trong đó A, B, C, Y và W135 là 5 nhóm gây bệnh thường gặp và nguy hiểm nhất. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm khớp, viêm tai giữa, viêm màng ngoài tim... Trong đó viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết là hai bệnh thường gặp và diễn tiến đột ngột nhất, có thể dẫn tới tử vong chỉ trong vòng 24 giờ.

Có đến 20% người sống sót phải chịu những di chứng suốt đời như đoạn chi, điếc, mù lòa, chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ... Tỷ lệ di chứng do nhóm não mô cầu B lên đến 30%. Bệnh còn nguy hiểm khi thường được phát hiện muộn, dễ nhầm lẫn trong chẩn đoán dẫn đến khó điều trị kịp thời. Trẻ càng nhỏ, các dấu hiệu càng khó nhận diện.

Trẻ tiêm những mũi vaccine đầu tiên ngừa não mô cầu nhóm B thế hệ mới. Ảnh: Mỹ NgọcTrẻ tiêm những mũi vaccine đầu tiên ngừa não mô cầu nhóm B thế hệ mới. Ảnh: Mỹ Ngọc

Bác sĩ Chính nhấn mạnh, trong bối cảnh nhiều dịch bệnh lưu hành như dịch Covid-19, cúm, sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết, tay chân miệng… đe dọa sức khỏe cộng đồng và biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí…, tiêm vaccine phòng bệnh nói chung và các bệnh do não mô cầu khuẩn nói riêng rất cần thiết.

Đặc biệt, vaccine não mô cầu B còn bảo vệ sớm khi tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi, sớm hơn vaccine phòng não mô cầu trước đây tại Việt Nam được tiêm cho trẻ từ 6 tháng hoặc 9 tháng tuổi. Trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi cần tiêm 2 mũi cơ bản và một mũi nhắc lại. Trẻ từ 2 tuổi và người lớn đến 50 tuổi chỉ cần tiêm 2 mũi.

Việc tiêm sớm cho trẻ em và mở rộng tuổi chỉ định đến 50 tuổi của vaccine sẽ giúp thêm nhiều người được bảo vệ trước căn bệnh nguy hiểm này. Đặc biệt là nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ và nhóm thường bị bỏ quên tiêm chủng như thanh thiếu niên, người lớn, người có bệnh nền tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, thận mãn tính…

“Người tiêm vaccine phòng viêm màng não mô cầu nhóm B vẫn cần tiêm thêm vắc xin phòng các nhóm ACYW để được bảo vệ đầy đủ. Vaccine não mô cầu B có thể tiêm đồng thời với các vắc xin có thành phần bạch hầu, ho gà vô bào, uốn ván, Hib, bại liệt bất hoạt, viêm gan B, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu và não mô cầu cộng hợp nhóm ACYW”, bác sĩ Chính cho biết thêm.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.