Việt Nam làm chủ nhiều kỹ thuật hiện đại đạt trình độ thế giới trong lĩnh vực Y - Dược

Bệnh viện Bạch Mai thực hiện "sử dụng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ và tủy xương trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”.
Bệnh viện Bạch Mai thực hiện "sử dụng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ và tủy xương trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau 5 năm thực hiện, Chương trình Khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng điểm cấp quốc gia “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” (mã số KC.10/16-20) đã làm chủ, ứng dụng và phát triển các kỹ thuật, KHCN tiên tiến trong lĩnh vực y dược.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết Chương trình KC.10/16-20 do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vừa qua, tại Hà Nội.

Sau 5 năm thực hiện, Chương trình triển khai 40 đề tài và 6 dự án, phân bổ đều ở các nội dung nghiên cứu. Trong đó có 41 công bố quốc tế, đào tạo 79 thạc sĩ, 7 bác sĩ nội trú và 49 tiến sĩ và đào tạo nâng cao trình độ KH&CN cho hơn 1.000 nhà khoa học tham gia nghiên cứu chính các đề tài cũng như các nhà khoa học khác cùng tham gia nghiên cứu.

Thông qua thực hiện Chương trình, các nhà khoa học trong lĩnh vực Y-Dược đã công bố 36 bài báo quốc tế uy tín, 223 bài báo khoa học trong nước và đăng ký 25 bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích...

GS.TS Phạm Gia Khánh, Nguyên Giám đốc Học viện Quân Y - Chủ nhiệm Chương trình KC.10/16-20.

GS.TS Phạm Gia Khánh, Nguyên Giám đốc Học viện Quân Y - Chủ nhiệm Chương trình KC.10/16-20.

Theo GS.TS Phạm Gia Khánh, Nguyên Giám đốc Học viện Quân Y - Chủ nhiệm Chương trình, nhiều kỹ thuật tiên tiến đã được ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh góp phần cứu sống nhiều người bệnh với giá thành rẻ hơn so với đi nước ngoài điều trị như ghép phổi, truyền máu song thai, các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư, kỹ thuật chẩn đoán trước sinh, ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong điều trị.

Nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giá thành rẻ hơn so với nhập khẩu như kim luồn tĩnh mạch, thuỷ tinh thể nhân tạo, sản phẩm điều trị Alzheimer, các kit chẩn đoán bệnh truyền nhiễm...

Cũng theo GS.TS Phạm Gia Khánh, hầu hết các nhiệm vụ tạo ra các giải pháp và công nghệ mới có kết quả đều được ứng dụng ngay trong thực tiễn, điển hình như: Sử dụng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ và tủy xương trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang được ứng dụng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai; Sử dụng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng trong điều trị một số bệnh máu và cơ quan tạo máu đang được ứng dụng điều trị Viện Huyết học truyền máu Trung ương;

Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư như: Tế bào miễn dịch tự thân gamma delta Tvaf diệt tự nhiên điều trị ung thư phổi, Liệu pháp tế bào CAR-T điều trị bệnh bạch cầu lympho cấp có kết quả tốt trong thực nghiệm, sẽ được ứng dụng trong lâm sàng; Quy trình ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người cho sống hoặc người cho chết não đã được ứng dụng tại Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức;

Sử dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị đột quỵ não hiện đang được áp dụng tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108; Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử và kỹ thuật laser quang đông ở thai phụ mắc hội chứng truyền máu song thai và dải xơ buồng ối hiện đang được ứng dụng rất hiệu quả tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội…

Thành công ngành y tế gắn liền với thành công của chương trình KC.10

Tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, đánh giá các nghiên cứu, kỹ thuật phát triển nhanh chóng, bắt kịp trình độ của thế giới. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết cũng nhấn mạnh tới việc cần đổi mới phương thức quản lý trong giai đoạn tới, cụ thể giao toàn quyền cho các nhà khoa học lựa chọn người đủ năng lực tham gia nghiên cứu, phía cơ quan quản lý chỉ quản lý bằng sản phẩm, kết quả, sản phẩm đầu ra của đề tài.

PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết đề xuất lựa chọn những kết quả tốt nhất để khen thưởng nhằm khuyến khích hoạt động nghiên cứu, sáng tạo.

Toàn cảnh hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị.

Ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế đánh giá cao kết quả của Chương trình và cho rằng thành công ngành y tế gắn liền với thành công của chương trình KC.10.

Ông Quang cũng đề xuất cơ chế phối hợp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế để ngày càng nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong điều trị, phòng bệnh và đưa sản phẩm vào cuộc sống.

Ghi nhận những đóng góp từ Chương trình, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng đánh giá cao và bày tỏ ấn tượng với những kết quả Chương trình đạt được. “Kết quả là những tâm huyết, đam mê của các thầy thuốc, chuyên gia, nhà khoa học vừa làm công tác chuyên môn vừa là những người nghiên cứu chuyên sâu", Thứ trưởng Tùng nhấn mạnh.

Vị Thứ trưởng cho rằng, Chương trình KC.10/16-20 đã đạt được những kết quả rất đánh khích lệ nhưng sẽ trọn vẹn hơn và mang ý nghĩa kinh tế- xã hội, nếu kết nối được nhiều hơn nữa với khu vực doanh nghiệp.

"Hiện nay Bộ đang triển khai Chương trình Phát triển thị trường KH&CN được Chính phủ phê duyệt và gợi ý để doanh nghiệp tham gia đồng hành cùng các nhà khoa học, các nhà khoa học nên quan tâm và tham gia Chương trình bởi đây là phương án tốt để đưa sản phẩm nhanh chóng ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống", Thứ trưởng Trần Văn Tùng nói.

Định hướng giai đoạn tiếp theo, Thứ trưởng Tùng cho biết, Bộ Khoa học và Công nghệ đang tiến hành tái cơ cấu các chương trình KH&CN, trong đó có Chương trình KC.10.

Để nâng cao hiệu quả, Bộ đang thay đổi trong công tác quản lý như về cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, cách thức quản lý thực hiện các chương trình. Bộ cũng đang tập trung xử lý, điều chỉnh các thông tư, hướng dẫn quản lý các chương trình để thực hiện tốt nhất chỉ đạo của Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho các nhà khoa học đam mê cống hiến, tập trung cao nhất cho chuyên môn và không bị khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Viettel cùng Singtel đồng sáng lập tuyến cáp biển mới kết nối thẳng từ Việt Nam tới Singapore

Sự kiện vừa diễn ra hôm 11/4 tại Nha Trang
(PLVN) - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) đại diện cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Singapore Telecommunications Limited (Singtel) hợp tác triển khai tuyến cáp biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS) kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore.

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Làm sao để tội phạm mạng không 'leo thang'?

Nhiều cuộc tấn công mã hóa tống tiền đã xảy ra. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, thời gian gần đây, đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công ransomware (mã hóa tống tiền), gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành thực hiện nhấn nút khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh An Giang. (Ảnh: PV)
(PLVN) - VNPT An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang mới tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang (Checkin An Giang) phục vụ nhu cầu tìm hiểu về du lịch An Giang của người dân và du khách.

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.