Việt Nam là trọng tâm trong chính sách 'Hành động Hướng Đông' của Ấn Độ

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Parvathaneni Harish phát biểu tại họp báo
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Parvathaneni Harish phát biểu tại họp báo
(PLO) - Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Parvathaneni Harish khẳng định như vậy tại buổi Họp báo nhằm thông báo kết quả của năm Hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ 2017 và chuyến thăm Ấn Độ sắp tới của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc do Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức chiều qua (17/1).

Phát biểu tại Họp báo, Đại sứ Harish nhấn mạnh, 2017 là năm có nhiều cột mốc quan trọng trong mối quan hệ của Ấn Độ với cả Việt Nam và ASEAN. Đây được coi là “Năm Hữu nghị” để kỷ niệm 45 năm ngày thành lập quan hệ ngoại giao, 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược và 25 năm thành lập Đối tác Đối thoại Ấn Độ - ASEAN, 15 năm Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác Ấn Độ - ASEAN và 5 năm Quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - ASEAN. Trong suốt năm 2017 đã có khoảng 50 hoạt động diễn ra ở Ấn Độ, Việt Nam và các nước thành viên ASEAN khác để đánh dấu các cột mốc này.

Đại sứ Harish cũng khẳng định ASEAN rất quan trọng với Ấn Độ trong mối quan hệ về lịch sử, khoảng cách địa lý, văn hóa và không gian chiến lược mà 2 bên cùng chia sẻ. Trong đó, Việt Nam là một thành viên tích cực của ASEAN, đồng thời là trọng tâm trong chính sách “Hành động Hướng Đông” của Ấn Độ. Đóng góp của Việt Nam với vai trò là điều phối viên giữa Ấn Độ và ASEAN đã giúp thúc đẩy mối quan hệ 2 bên chặt chẽ hơn.

Về chuyến thăm Ấn Độ sắp tới của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Đại sứ Harish cho hay Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN - Ấn Độ diễn ra tại New Delhi vào ngày 17/1. Sau đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ cùng 9 lãnh đạo các nước ASEAN khác trở thành khách danh dự trong Ngày Cộng hòa Ấn Độ được tổ chức vào ngày 26/1/2018. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi cũng sẽ có cuộc hội đàm song phương. Đây là cuộc gặp thứ 5 giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Modi sau chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Modi tới Việt Nam hồi tháng 9/2016. 

Đây sẽ là cơ hội để nhà lãnh đạo nhìn lại toàn bộ các vấn đề của mối quan hệ song phương và tiếp tục đề ra lộ trình tăng cường Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa 2 bên. Hai bên kỳ vọng sẽ ký các hiệp định quan trọng để tăng cường hơn nữa quan hệ giữa 2 nước trong các lĩnh vực quan trọng như hợp tác trong sử dụng hòa bình không gian vũ trụ và năng lượng nguyên tử. Đặc biệt, phía Ấn Độ muốn ký kết Thỏa thuận thực hiện giữa Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ và Cục viễn thám quốc gia của Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam để thành lập Trạm Tiếp nhận và theo dõi dữ liệu và cơ sở dữ liệu tại Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình hợp tác không gian ASEAN - Ấn Độ.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đang có những bước tiến triển quan trọng, nhất là sau khi hình thành khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện và các chuyến thăm song phương của lãnh đạo cấp cao 2 nước. Hội nghị lần này với chủ đề “Chia sẻ giá trị, cùng chung vận mệnh” là cơ hội thuận lợi để Việt Nam duy trì đà phát triển quan hệ với Ấn Độ, thể hiện vai trò tích cực điều phối quan hệ ASEAN - Ấn Độ.

ASEAN hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Ấn Độ và Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 7 của ASEAN với kim ngạch 2 chiều đạt 58,4 tỉ USD trong năm 2016; đầu tư của Ấn Độ vào ASEAN đạt 1,05 tỉ USD. Ấn Độ đang tăng cường gắn kết chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở” của Nhật Bản với chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ, tăng cường các khuôn khổ hợp tác 3 bên với Mỹ, Australia và các nước khác nhằm bảo đảm một trật tự dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Về vấn đề Biển Đông, Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải, hàng không và thương mại không bị cản trở; giải quyết bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, bao gồm tôn trọng các tiến trình pháp lý và ngoại giao, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS 1982; tất cả các bên liên quan ở Biển Đông tuân thủ các nguyên tắc thực thi DOC và nỗ lực để sớm hoàn tất COC trên cơ sở đồng thuận. Ấn Độ cho biết sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến việc xử lý thành công vụ tranh chấp ở Vịnh Bengal với Bangladesh. 

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.