Việt Nam khẳng định quan điểm phát triển bền vững tại Liên Hợp quốc

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Ngày 16/7/2018, trong khuôn khổ Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) về phát triển bền vững của Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên Hợp quốc (LHQ), Đoàn đại biểu liên ngành Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương làm Trưởng đoàn đã chính thức trình bày Báo cáo Quốc gia Tự nguyện (VNR) về việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs).

Báo cáo VNR của Việt Nam nêu bật kết quả đạt được trong việc thực hiện 17 SDGs của Việt Nam, phân tích những khó khăn, thách thức đặt ra trong việc thực hiện các mục tiêu này ở Việt Nam và đưa ra những đề xuất, khuyến nghị để thúc đẩy việc thực hiện SDGs trong thời gian tới.

Phát biểu làm rõ thêm Báo cáo đã gửi tới các đại biểu, Trưởng đoàn Việt Nam Nguyễn Thế Phương khẳng định quan điểm phát triển bền vững được Việt Nam lồng ghép xuyên suốt trong các Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và được cụ thể hóa trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 với 115 mục tiêu cụ thể để phù hợp với điều kiện và ưu tiên phát triển của quốc gia.

Thành tựu nổi bật là tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2015, 2016 và 2017 đạt tương ứng 6,7%, 6,2% và 6,8%; trong khi tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 9,9% năm 2015 xuống còn dưới 7% năm 2017. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 86,4% năm 2017; Tỷ lệ nhập học đúng tuổi cấp tiểu học là 99,0% năm học 2016-2017.

Việt Nam cũng có những bước tiến trong tăng cường bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội; giảm thiểu bất bình đẳng và cải thiện tiếp cận thông tin và pháp luật cho người dân… 

Nêu rõ trong quá trình thực hiện, Việt Nam còn gặp nhiều thách thức nhưng Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương khẳng định, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện Kế hoạch hành động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm mọi người dân được phát huy tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển; xây dựng Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, bao trùm, công bằng, văn minh và bền vững.

Thứ trưởng tái khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục phát huy thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực để không ai nào bị bỏ lại phía sau.

Đối thoại tại cuộc họp, đại biểu các nước đều ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực, thành tựu và cam kết của Việt Nam cũng như nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc huy động sự tham gia đóng góp của tất các các bên liên quan trong thực hiện phát triển bền vững, thể hiện sự nghiêm túc của Việt Nam. Đồng thời, đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong việc lồng ghép SDGs vào các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. 

Đọc thêm

Công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng. (Ảnh: Nụ Bùi)
(PLVN) -  Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng nhấn mạnh, công tác cải cách, hiện đại hóa của cơ quan Hải quan đã góp phần quan trọng vào việc tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam; thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu
(PLVN) - Trước lo ngại về việc Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT gây khó khăn cho việc nhập khẩu thịt của các nước, đại diện Cục Thú y khẳng định, việc triển khai Thông tư này không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như không làm ảnh hưởng tới số lượng sản phẩm động vật từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam. 

Không để thiếu điện trong năm 2025

Tăng trưởng điện năm 2025 dự đoán có thể lên đến 13,4%. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -   Cung ứng điện năm 2025 vẫn đáp ứng được nhu cầu ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng còn tiềm ẩn một số rủi ro cho khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô.

Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số

Phụ nữ DTTS có nhiều tiềm năng phát triển. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo DTPT)
(PLVN) - Tại nhiều bản làng của một số dân tộc thiểu số (DTTS), người phụ nữ thường đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, họ vẫn không có tiếng nói trong cuộc sống. Vì vậy, việc nâng cao vai trò làm chủ kinh tế sẽ khẳng định vị thế của phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội.

'Tướng trận' Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Sông Đà 11 đã thi công 4 cột (mỗi cột cao 145 mét, trọng lượng 426 tấn) vượt sông Hồng và Sông Luộc, đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
(PLVN) - “Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh của một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!”, để chinh phục cho được điểm cao 145 mét dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động ra sao?

Sau chuyển giao, CB sẽ hoạt động độc lập. (ảnh: Tuổi trẻ)
(PLVN) - Sau nhiều năm thực hiện quy trình và qua các bước phê duyệt, Ngân hàng Xây dựng (CB) và Ngân hàng Đại dương (OceanBank) đã chính thức được chuyển giao lần lượt cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB). Sau chuyển giao, các ngân hàng sẽ hoạt động như thế nào?

Thúc tiến độ các dự án lưới điện

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024. (Ảnh: EVNNPT)
(PLVN) -  Các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII đang rất chậm trễ trong khâu triển khai. Trước tình hình này, các dự án lưới điện truyền tải nhập khẩu điện từ Lào và giải tỏa nhà máy nhiệt điện khí đang được yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành, đưa vào đóng điện.