Việt Nam - Hoa Kỳ chung tay hành động nhân đạo

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis thăm khu xử lý chất dioxin tại sân bay Biên Hòa - Đồng Nai.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis thăm khu xử lý chất dioxin tại sân bay Biên Hòa - Đồng Nai.
(PLVN) - Những cuộc chiến tranh đi qua để lại trên dải đất hình chữ S những di chứng kinh hoàng về ô nhiễm bom mìn và tác nhân dioxin, khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia gánh chịu hậu quả chiến tranh nặng nề bậc nhất thế giới. Những năm qua, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ đã chung tay cùng với Việt Nam thực hiện các hoạt động nhân đạo nhằm khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc da cam. 

Chung tay khắc phục hậu quả bom mìn

Trong hai ngày 25 và 26/3/2019, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York và thủ đô Washington của Hoa Kỳ sẽ diễn ra hai cuộc hội thảo về khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam do Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (gọi tắt là Ban chỉ đạo 701) phối hợp với một số cơ quan của LHQ và Hoa Kỳ tổ chức.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 701, chỉ ước tính trong giai đoạn từ năm 1964 đến 1975, Việt Nam đã phải hứng chịu hơn 16 triệu tấn bom đạn các loại, gấp 4 lần số lượng bom đạn đã được sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Đến nay, số lượng bom đạn đã sử dụng còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam lên tới hàng trăm nghìn tấn. Tại 63/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc còn 9.116 xã bị ô nhiễm bom mìn vật nổ (BMVN) ở các mức độ khác nhau, chiếm 81,87% tổng số xã trên toàn quốc. Tổng diện tích đất đai hiện còn bị ô nhiễm BMVN tính đến thời điểm tháng 12/2017 là hơn 6,1 triệu ha, chiếm 18,71% diện tích cả nước. 

Về nạn nhân bom mìn, theo số liệu của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam, chỉ tính từ năm 1975 đến năm 2002, số người bị tai nạn do bom mìn là 105.298 người, trong đó chết 42.135 người (30% là trẻ em), bị thương 62.163 người. 49 trong số 63 tỉnh, thành phố có tai nạn do BMVN gây ra. Còn trong giai đoạn 5 năm gần đây, số người chết và bị thương do tai nạn BMVN là 1.800 trường hợp. 

Trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn, tháng 4/2010, Chính phủ Việt Nam đã triển khai Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025. Trong giai đoạn 2016-2018, gần 3.000 dự án rà phá BMVN được thực hiện trên diện tích hơn 90 nghìn ha với tổng chi phí khoảng 2.840 tỷ đồng. 

Thời gian qua, Chính phủ nhiều nước và các tổ chức quốc tế đã chung tay góp sức đẩy nhanh tiến độ khắc phục hậu quả bom mìn. Những đối tác chính của Việt Nam trong lĩnh vực này là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Anh và một số tổ chức như: Nhóm cố vấn mìn (MAG), Tổ chức Viện trợ Nhân dân Na Uy (NPA) tại Việt Nam, Trung tâm Rà phá bom mìn nhân đạo quốc tế Geneve (GICHD).

Từ năm 2009 đến nay, Nhật Bản đã hỗ trợ khoảng 5,5 triệu USD để thực hiện hai dự án rà phá bom mìn. Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn tại Việt Nam qua các giai đoạn. Trong đó, từ năm 2003 đến 2013, hỗ trợ kinh phí trị giá khoảng 14,5 triệu USD. Chính phủ Hàn Quốc viện trợ 20 triệu USD để thực hiện Dự án “Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại hai tỉnh Quảng Trị và Bình Định”.

Giảm bớt nỗi đau da cam

Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học xuống gần 26.000 thôn, bản miền Nam Việt Nam với diện tích khoảng 3,06 triệu héc-ta.

Trong số này có 61% là chất da cam, chứa 366kg dioxin. 3 điểm ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin nặng nhất là sân bay Đà Nẵng, sân bay Biên Hòa và sân bay Phù Cát. Đây là những căn cứ quân sự cũ mà quân đội Mỹ sử dụng trong các chiến dịch Ranch Hand và Pacer Ivy. 

Đối với con người, khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin. Theo số liệu của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, hiện nay, trên toàn lãnh thổ Việt Nam ghi nhận hơn 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam/dioxin. 

Tại sân bay Đà Nẵng, trong giai đoạn 2012-2018, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ hoàn thành xử lý 90.000m3 bùn, đất nhiễm dioxin, cô lập an toàn khoảng 50.000m3 bùn đất dưới ngưỡng cần xử lý.

Tổng số vốn đầu tư cho dự án này là 110 triệu USD của Chính phủ Hoa Kỳ và vốn đối ứng 60 tỷ đồng của Chính phủ Việt Nam. Kết thúc dự án, tháng 11/2018, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã bàn giao 32,4ha đất sau xử lý để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội TP Đà Nẵng. Đây là một trong những điểm sáng trong quá trình xử lý ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin ở Việt Nam.

Tại sân bay Biên Hòa, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tiến hành cô lập khoảng 150.000m3 đất nhiễm độc hóa học/dioxin theo hai giai đoạn (2006-2010 và 2014-2017), tổng số vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2017-2019, Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tiền xử lý chất độc hóa học tại sân bay Biên Hòa với số kinh phí bảo đảm 270 tỷ đồng.

Năm 2018, Cục Khoa học quân sự Bộ Quốc phòng và Quân chủng Phòng không - Không quân đã ký kết các văn bản hợp tác với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ về xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa trong giai đoạn 2018-2023 với tổng số vốn ODA không hoàn lại mà Hoa Kỳ cam kết tài trợ là 183 triệu USD.

Theo Cục Người có công thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tính đến năm 2018, khoảng 320.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ được xem xét xác nhận bị phơi nhiễm chất độc hóa học, trong đó có khoảng 159.000 người đã được hưởng chế độ ưu đãi.

Ngoài chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng, những người này và con đẻ còn được bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khỏe, ưu tiên trong tuyển sinh tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục đào tạo. 

Đối với Việt Nam, tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh Việt Nam đã và vẫn luôn là hoạt động nhân đạo nhằm hàn gắn vết thương mà chiến tranh để lại trong lòng nước Mỹ. Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, hơn 58.000 lính Mỹ đã chết, 1.973 người mất tích tại Việt Nam.
Từ năm 1973 đến nay, trải qua 46 năm hoạt động nhân đạo tìm kiếm người nước ngoài mất tích trong chiến tranh Việt Nam, trong đó có 31 năm hoạt động hỗn hợp, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tổ chức triển khai tổng số 4.000 lượt điều tra hỗn hợp trên các địa bàn (trong đó có gần 60 lượt điều tra dưới nước), khai quật hỗn hợp hơn 700 hiện trường/vụ (có trên 10 vụ dưới nước, gần 100 hiện trường phải khai quật nhiều lần).
Hai bên đã tổ chức 128 cuộc giám định pháp y hỗn hợp Việt - Mỹ và 146 đợt hồi hương hài cốt cho phía Mỹ; tổng số 955 hòm hài cốt (đã được trao trả và phía Hoa Kỳ đã nhận dạng được hơn 800 trường hợp).

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Điều trăn trở về 1.533 dự án còn vướng mắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Ngày 30/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.

Việt Nam - Hoa Kỳ: Mở rộng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu 21 trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kỳ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Tại buổi tiếp, làm việc với Đoàn đại biểu 21 trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kỳ đang tham dự chương trình trao đổi học thuật quốc tế (IAPP) 2025 tại Việt Nam vào ngày 31/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ Việt Nam cam kết dành mức chi đến 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển con người cả về đức, trí, thể, mỹ.

Thanh tra Chính phủ: Dự án cơ sở 2 của BV Bạch Mai, Việt Đức - hình ảnh gây xót xa trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, điển hình của sự lãng phí

Quang cảnh Hội nghị công bố Kết luận thanh tra. (Nguồn ảnh: dantri.com.vn)
(PLVN) - Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường, hình ảnh 2 bệnh viện to lớn, sừng sững được Nhà nước đầu tư cả chục nghìn tỷ đồng nhưng vẫn để cỏ mọc um tùm vì không sử dụng được trong 10 năm qua, từ lâu đã là hình ảnh gây xót xa trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội và đây là điển hình của sự lãng phí trong đầu tư công.

Quyết tâm phát triển hệ sinh thái công nghiệp đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Cuối tuần qua, phát biểu kết luận Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nêu rõ quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt, làm chủ công nghệ, sản xuất được toa xe, đầu máy, phát triển hệ sinh thái công nghiệp đường sắt.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dâng hương tại Khu căn cứ Núi Bà Bình Định

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dâng hoa trước tượng đài Chiến thắng Núi Bà.
(PLVN) - Ngày 30/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dẫn đầu đoàn công tác cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định đã đến dâng hương, hoa tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà (huyện Phù Cát), nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định.

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án, đưa nguồn lực vào phục vụ phát triển

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án, đưa nguồn lực vào phục vụ phát triển
(PLVN) - Sáng 30/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (Ban Chỉ đạo) để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.

Tổng Bí thư: Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

(PLVN) - Thông tin sắp tới Trung ương và Quốc hội sẽ thảo luận về sáp nhập tỉnh, trong đó dự kiến có khả năng Quảng Nam sẽ nhập với Đà Nẵng, Tổng Bí thư cho rằng, sáp nhập là cơ hội để Quảng Nam và Đà Nẵng phát huy thế mạnh đôi bên, cùng quy hoạch tầm nhìn dài hạn, chia sẻ lợi ích, trách nhiệm và khát vọng phát triển, để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn với vị thế xứng tầm quốc gia và quốc tế...

Khoảnh khắc ấn tượng trong luyện tập diễu binh, diễu hành mừng Chiến thắng 30/4

Khối nam sĩ quan Cảnh sát Nhân dân đã hợp luyện diễu binh qua lễ đài. Sở Chỉ huy đã tổ chức huấn luyện theo chương trình chi tiết được phê duyệt, đảm bảo không đốt cháy giai đoạn và yêu cầu cán bộ huấn luyện chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tổ chức luyện tập. (Ảnh: Dân Trí)
(PLVN) - Bất chấp nắng nóng gay gắt, các đơn vị quân đội, công an từ nhiều quân binh chủng, bộ tư lệnh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, gồm nhiều nữ quân nhân, vẫn hăng say, nỗ lực luyện tập, hợp luyện chuẩn bị cho diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Cái được lớn nhất của Đảng bộ Đà Nẵng là được lòng dân'

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Cái được lớn nhất của Đảng bộ Đà Nẵng là được lòng dân'
(PLVN) - "Có thể nói cái được lớn nhất của Đảng bộ Đà Nẵng là được lòng dân và đó chính là niềm tự hào đáng trân trọng của Nhân dân Đà Nẵng anh hùng. Đây là tiền đề tạo ra sức mạnh tổng hợp để Đà Nẵng phát triển nhanh và toàn diện trong những năm tiếp theo", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025), 50 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), sáng 29/3, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương và thành phố Đà Nẵng đã dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng, đường 29/3, đường 2 tháng 9, thành phố Đà Nẵng.

Làm rõ các tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính

Quang cảnh cuộc họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) - Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp, trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Chính phủ đang xây dựng dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành.

Khoa học và công nghệ nâng cao tiềm lực quốc phòng

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Mạnh Hùng mới chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giữa hai Bộ giai đoạn 2021 - 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và những năm tiếp theo.