Việt Nam dự khóa họp của Ủy ban đặc biệt về Hiến chương LHQ

Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ.
Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), Khoá họp định kỳ hàng năm của Ủy ban đặc biệt về Hiến chương LHQ đã khai mạc tại Trụ sở LHQ ở New York, Mỹ.

Khoá họp năm nay tập trung thảo luận về vai trò của Hiến chương LHQ trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình và hợp tác giữa LHQ với các tổ chức khu vực.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, nhấn mạnh vai trò quan trọng của Hiến chương LHQ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và là cơ sở quan trọng cho hành động của cộng đồng quốc tế trong những thời điểm khó khăn.

Đại sứ nhắc lại việc tháng 1/2020, Việt Nam đã tổ chức thảo luận mở của Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA) về Đề cao Hiến chương LHQ. Tuyên bố Chủ tịch HĐBA được thông qua lúc đó vẫn còn nguyên giá trị.

Để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, Đại sứ Phạm Hải Anh nhấn mạnh các quốc gia cần tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ qua những hành động cụ thể, phát huy hợp tác, bổ trợ lẫn nhau giữa LHQ và các tổ chức khu vực vì hòa bình và phát triển bền vững.

Trong cả hai nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng Bảo an vào tháng 1/2020 và tháng 4/2021, Việt Nam đã chủ trì họp về hợp tác LHQ-ASEAN và thảo luận mở về HĐBA và các tổ chức khu vực.

Về giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, Đại sứ khẳng định Việt Nam luôn đề cao nguyên tắc cơ bản này của luật pháp quốc tế, đặc biệt là việc sử dụng các biện pháp nêu tại Điều 33 của Hiến chương LHQ, ủng hộ Uỷ ban tiếp tục thảo luận về chủ đề này và đặc biệt đánh giá cao trọng tâm thảo luận của năm 2020 và 2021 là các biện pháp trọng tài và xét xử, như các công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp.

Đại diện Việt Nam cho rằng đã có nhiều khuôn khổ pháp lý toàn diện và các cơ chế đã được vận dụng hiệu quả, như của Hiến chương LHQ và Công ước năm 1982 về Luật Biển của LHQ để các bên giải quyết các tranh chấp, trong đó có về lãnh thổ và biển, hoạt nghênh việc Uỷ ban sẽ thảo luận về các kinh nghiệm tốt trong vận dụng biện pháp xét xử.

Ủy ban đặc biệt về Hiến chương Liên hợp quốc được thành lập năm 1975 để các nước thảo luận về việc thực hiện Hiến chương. Hàng năm, Ủy ban đặc biệt đều tổ chức họp để các nước cùng bàn bạc và xem xét các đề xuất liên quan. Kể từ khi được thông qua năm 1945, đến nay, Hiến chương LHQ đã được sửa đổi 3 lần vào các năm 1963, 1965 và 1973.

Tin cùng chuyên mục

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.