Việt Nam đi đầu trong việc thực hiện các thỏa thuận khí hậu quốc tế

Hội nghị ASEM về "Cùng hành động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) nhằm đạt các mục tiêu phát triển bền vững – định hướng tương lai”. (Ảnh: Báo Giao thông)
Hội nghị ASEM về "Cùng hành động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) nhằm đạt các mục tiêu phát triển bền vững – định hướng tương lai”. (Ảnh: Báo Giao thông)
(PLO) - Ngày 19/6, tại Cần Thơ, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã chủ trì Hội nghị Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) về “Cùng hành động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) nhằm đạt các mục tiêu phát triển bền vững – Định hướng tương lai” do Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND TP Cần Thơ phối hợp tổ chức. 

Hội nghị nhằm triển khai sáng kiến của Việt Nam được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 13 tại Nây-pi-tô, Mi-an-ma, tháng 11 năm 2017. Đặc biệt, sáng kiến đã được 7 thành viên ASEM gồm Ốt-xtrây-lia, Bỉ, Đan Mạch, Italia, Phần Lan, Hà Lan và Mi-an-ma đồng bảo trợ.

Hội nghị có hơn 200 đại biểu gồm lãnh đạo cao cấp của cơ quan liên quan từ 53 thành viên ASEM, lãnh đạo nhiều tổ chức quốc tế và khu vực như Ủy ban Kinh tế - xã hội châu Á – Thái Bình Dương của Liên Hợp quốc (UNESCAP), Công ước khung của Liên Hợp quốc về BĐKH (UNFCCC), Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI), Ngân hàng Thế giới, Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham), Ban Thư ký ASEAN…

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh khẳng định những thách thức về BĐKH với tần suất, quy mô và phạm vi ảnh hưởng ngày càng gay gắt đang cản trở các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bao trùm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển và an ninh của từng quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Phó Thủ tướng cho rằng ASEM cần xác định cách tiếp cận tổng thể, thống nhất trong nhận thức và hành động để gia tăng nỗ lực ứng phó BĐKH gắn với phát triển bền vững. Phó Thủ tướng đề nghị, với thế mạnh về vốn, công nghệ cao, ít phát thải, các thành viên phát triển trong ASEM cần hỗ trợ các thành viên đang phát triển trong tiếp cận tài chính, chuyển giao công nghệ, đầu tư thông minh vào năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường, tăng cường năng lực ứng phó BĐKH, nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, phát thải thấp. 

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các thành viên ASEM phối hợp thúc đẩy sáng kiến của Việt Nam về hình thành cơ chế hợp tác toàn cầu về giảm chất thải nhựa ra đại dương, được đưa ra và ủng hộ tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Ca-na-đa vừa qua. Là một trong những quốc gia bị tác động nặng nề nhất của BĐKH và nước biển dâng, Việt Nam đi đầu trong việc thực hiện các thỏa thuận khí hậu quốc tế trong khuôn khổ Công ước Khung của Liên Hợp quốc về BĐKH, nhất là Nghị định thư Ki-ô-tô và Thỏa thuận Pa-ri. 

Phó Thủ tướng đánh giá cao các quan hệ đối tác chiến lược về thích ứng với BĐKH và các chương trình hợp tác, hỗ trợ hiệu quả về tài chính, chuyển giao công nghệ mà nhiều thành viên ASEM đã dành cho Việt Nam. Các chương trình này đã hỗ trợ Việt Nam một cách thiết thực trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước, nâng cao năng lực giám sát và thích ứng với BĐKH, ứng phó với nước biển dâng và xâm nhập mặn lan rộng ở hạ lưu sông Mê Công, đồng thời nâng cao khả năng đóng góp của Việt Nam vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế. 

Các thành viên đồng sáng kiến như Ốt-xtrây-li-a, Bỉ, Mi-an-ma, Đan Mạch đánh giá cao sáng kiến tổ chức Hội nghị của Việt Nam nhằm thảo luận một cách tổng thể vấn đề BĐKH gắn với phát triển bền vững. Nhiều thành viên đồng sáng kiến nhấn mạnh ASEM cần đóng vai trò tiên phong trong việc đóng góp vào nỗ lực toàn cầu về ứng phó với BĐKH và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững 2030 (SDGs). Các thành viên cũng chia sẻ những thách thức nghiêm trọng mà Việt Nam, đặc biệt là 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đang phải đối mặt trong ứng phó với BĐKH, đồng thời nhất trí các thành viên phát triển trong ASEM cần hỗ trợ các thành viên đang phát triển, trong đó có Việt Nam, trong ứng phó với BĐKH.

Ngay sau Lễ khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã chủ trì Lễ khai trương triển lãm “BĐKH – Thách thức và cơ hội hợp tác Á – Âu”. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.