Việt Nam để lại nhiều dấu ấn tại WEF Davos 2019

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch WEF Borge Brende.
Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch WEF Borge Brende. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chuyến tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới 2019 (WEF Davos 2019) của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng Việt Nam đã tạo được 4 dấu ấn tại Hội nghị lần này.

• WEF Davos năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, tác động không nhỏ tới các nước, trong đó có Việt Nam. Thông điệp chính mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mang tới Hội nghị lần này là gì?

- Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn: Thế giới đang có những biến chuyển mới. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng quyết liệt, phức tạp, tác động nhiều chiều đến kinh tế thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tạo nhiều cơ hội, song đặt ra nhiều vấn đề mới. Trong bối cảnh đó, Diễn đàn Kinh tế Thế giớ (WEF) năm nay đã chọn chủ đề “Toàn cầu hóa 4.0: Định hình cấu trúc toàn cầu trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, phản ánh sự quan tâm chung, không chỉ của các nhà lãnh đạo, mà của cả cộng đồng doanh nghiệp và người dân. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Hội nghị WEF Davos lần này với thông điệp hết sức mạnh mẽ, thể hiện khát vọng và quyết tâm của Việt Nam trở thành một “Quốc gia đổi mới sáng tạo”, một nền kinh tế liên kết sâu rộng với kinh tế toàn cầu. 

Thủ tướng khẳng định, trên con tàu Cách mạng công nghiệp 4.0 và Toàn cầu hoá 4.0, Việt Nam mong muốn là những hành khách đi đầu, tích cực cùng các quốc gia xây dựng một thế giới thịnh vượng. Với quyết tâm nắm bắt những cơ hội và lợi thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam sẽ đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nỗ lực vượt qua thách thức, tạo ra làn sóng đổi mới sáng tạo mạnh mẽ. Đây chính là cơ hội và thời điểm thuận lợi để các Tập đoàn hàng đầu trên thế giới đến đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam và xây dựng các trung tâm sản xuất trong tương lai.

Thông điệp trên đã nhận được nhiều sự quan tâm, hưởng ứng mạnh mẽ của các bạn bè, đối tác. Chính trên tinh thần đó, Thủ tướng đã cùng với lãnh đạo các nước, các nhà quản trị, nghiên cứu hàng đầu và các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế lớn thảo luận chia sẻ ý tưởng, giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu; thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế, tranh thủ thêm nguồn lực cho sự phát triển bứt phá của Việt Nam thời gian tới.

Được biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Việt Nam có lịch trình hoạt động hết sức bận rộn, với hàng chục các hoạt động đa phương và song phương, tiếp xúc, gặp gỡ với lãnh đạo các nước, các tập đoàn hàng đầu thế giới. Các cuộc gặp gỡ tiếp xúc này đã có ý nghĩa và tác động như thế nào tới quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam?

- Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn: Tại Hội nghị lần này, Thủ tướng đã tham dự hàng chục các hoạt động, trong đó nổi bật là Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo cấp cao với chủ đề “Toàn cầu hóa 4.0”, Đối thoại với Chủ tịch WEF với chủ đề “Việt Nam và Thế giới”, Phiên thảo luận của các lãnh đạo cấp cao về chương trình nghị sự hành động biển…, đã làm nổi bật hình ảnh kinh tế Việt Nam năng động, cởi mở và là một điểm sáng về hội nhập và liên kết kinh tế trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và xung đột thương mại đang gia tăng, góp phần tranh thủ tốt các cơ hội và lợi ích của hội nhập quốc tế sâu rộng.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã gặp nhiều lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế để làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác này, góp phần củng cố môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển đất nước. 

Đặc biệt, tại Hội nghị WEF Davos năm nay, Thủ tướng đã tham dự 3 hoạt động đối thoại với các tập đoàn toàn cầu thu hút sự tham dự của gần 70 tập đoàn, gặp gỡ và trao đổi riêng với gần 20 lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới như Giám đốc điều hành tập đoàn Apple, Facebook, Qualcom, Google, Siemens…

Đây đều là những doanh nghiệp trong nhóm 500 tập đoàn lớn nhất thế giới, có tiềm lực mạnh về tài chính và công nghệ. Ta đã tích cực vận động, thúc đẩy các tập đoàn này mở rộng đầu tư vào Việt Nam, qua đó góp phần tích cực nâng cao chất lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực tham gia sâu hơn chuỗi sản xuất toàn cầu và tranh thủ cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0.

Đáng chú ý, các tập đoàn lớn của Việt Nam như Viettel, Vingroup, FPT… cũng tích cực gặp gỡ các doanh nghiệp và đối tác quốc tế tại Hội nghị để thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh.

• Việt Nam đã phối hợp với WEF tổ chức rất thành công WEF ASEAN 2018 tại Hà Nội,  tạo được dấu ấn Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.  Việt Nam đã tạo được những dấu ấn gì tại Hội nghị lần này?

- Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn: Dấu ấn đầu tiên mà Việt Nam đã tạo ra tại Hội nghị lần này là việc Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra hai sáng kiến (i) Sáng kiến thành lập “Diễn đàn đối tác công - tư rộng mở về ứng phó với biển đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái biển” để tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, chuyển giao công nghệ, huy động các nguồn lực và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp vào bảo vệ môi trường biển; (ii) Sáng kiến về việc Diễn đàn Kinh tế thế giới phối hợp với các đối tác nghiên cứu, thúc đẩy hình thành Mạng lưới toàn cầu về chia sẻ dữ liệu biển và đại dương nhằm tăng cường chia sẻ thông tin, tri thức, dữ liệu khoa học, công nghệ biển-đại dương.

Những sáng kiến này thể hiện sự đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam vào xử lý các vấn đề toàn cầu, khẳng định uy tín và vị thế của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương và được các đại biểu đồng tình, hoan nghênh. 

Dấu ấn thứ hai là việc lần đầu tiên Việt Nam và WEF phối hợp tổ chức phiên thảo luận đặc biệt về Việt Nam dưới hình thức Đối thoại được truyền hình trực tiếp giữa Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch WEF, thu hút hàng triệu người xem trên toàn thế giới. Qua buổi đối thoại này, các thông điệp mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ về sự phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam đã truyền tải lan rộng khắp toàn cầu. 

Dấu ấn thứ ba là việc cũng lần đầu tiên Chính phủ ta chủ động đứng ra phối hợp với WEF tổ chức Đối thoại Kinh tế Việt Nam với chủ đề “Thúc đẩy sự năng động và sáng tạo trong CMCN 4.0”, với sự tham dự của Giám đốc Điều hành WEF cùng hơn 30 lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới như GE, Total, Siemens, Pepsico, Procter & Gamble, Nokia, Hanwha, SAP, Prudential, Unilever, Grap, BCG, Ariston Thermo … và các tập đoàn lớn của Việt Nam.

Phát huy thành công của WEF ASEAN 2018 và những thành tựu ấn tượng trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm qua, đây là hoạt động rất có ý nghĩa nhằm quảng bá mạnh mẽ kinh tế Việt Nam đến các tập đoàn quốc tế, củng cố niềm tin và thúc đẩy các tập đoàn lớn tăng cường đầu tư vào Việt Nam. 

Dấu ấn thứ tư là việc Việt Nam và WEF đã ký 3 Thỏa thuận hợp tác, trong đó đáng chú ý nhất là Thỏa thuận hợp tác xây dựng Trung tâm CMCN 4.0 tại Việt Nam và kết nối Trung tâm này với các Trung tâm CMCN 4.0 của WEF trên thế giới. Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á ký Thỏa thuận này với WEF.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự WEF Davos là hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong năm 2019. Chuyến đi đã thành công tốt đẹp, toàn diện về chính trị, đối ngoại và kinh tế, môi trường, thể hiện được tầm nhìn và quyết tâm của Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, góp phần nâng tầm đối ngoại đa phương của Việt Nam, nâng cao uy tín, vị thế của đất nước, tranh thủ sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế mở rộng hợp tác, đầu tư với Việt Nam.

Chuyến đi cũng cho thấy sự chủ động, sáng tạo và hiệu quả của các hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển đất nước, hứa hẹn một năm 2019 với nhiều thành công trong công tác đối ngoại của nước ta./. 

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tham gia thảo luận dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) tại tổ.

Đưa ra hạn mức đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động của Quỹ viễn thông công ích

(PLVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, cần đánh giá tác động kỹ lưỡng đối với quy định liên quan đến Quỹ viễn thông công ích, đưa ra những quy định chặt chẽ nếu duy trì hoạt động của Quỹ này, đưa ra hạn mức đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động của Quỹ, tránh gây sức ép lớn cho người dân và doanh nghiệp.

Đọc thêm

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Quyết liệt ngăn chặn tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng

Hãy là người dùng mạng xã hội có trách nhiệm trước mỗi thông tin chia sẻ. (Ảnh Internet)
(PLVN) -  Trên không gian mạng, tin giả, tin xấu độc không chỉ xuất hiện một cách vô tình, mà còn có chủ đích ở mọi lĩnh vực an ninh, chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội…, đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà quản lý. Thực trạng này đòi hỏi phải có những giải pháp ngăn chặn quyết liệt.

Chỉ cụ thể hóa tại Luật Đất đai những nội dung đã chín, đã đủ rõ

Chỉ cụ thể hóa tại Luật Đất đai những nội dung đã chín, đã đủ rõ
(PLVN) - Sáng 9/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi); Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và thảo luận tại tổ về dự án Luật này.

Sớm khắc phục những 'đứt gãy'

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái báo cáo giải trình trước Quốc hội vào hôm qua - 8/6. Ảnh quochoi.vn
(PLVN) - Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: “Thời gian tới, Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục đứt gãy các chuỗi cung ứng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm duy trì và tạo thêm việc làm cho người lao động”.

Dấu ấn phụ nữ Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế

Dấu ấn phụ nữ Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế
(PLVN) - Dù ở bất cứ cương vị, vai trò và quốc gia nào, mỗi người phụ nữ Việt Nam đều mang trong mình hình bóng quê nhà và cố gắng lan tỏa những nét tinh hoa văn hóa Việt đến với mọi người. Điều này một lần nữa được khẳng định tại “Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu” vừa tổ chức ở Nhà Quốc hội Hungary.

Khắc phục tình trạng cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, không làm

Hình minh họa
(PLVN) -  Theo một số đại biểu Quốc hội, tình trạng GDP của nước ta tăng trưởng chậm trong những tháng đầu năm, ngoài nguyên nhân khách quan, còn có ảnh hưởng một phần từ việc một bộ phận cán bộ né tránh, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ. Do đó, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để khắc phục triệt để tình trạng này trong thời gian tới.

Năm 2024, Quốc hội sẽ giám sát tối cao việc thực hiện Nghị quyết số 43

Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Bà Phạm Thu Hằng là Người phát ngôn Bộ Ngoại giao

Bà Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Sáng nay, 8/6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm bà Phạm Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí kiêm Phó Phát ngôn, giữ chức Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí kiêm Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao.

Báo chí phải thúc đẩy và kết nối các lực lượng tham gia đấu tranh phòng, chống tiêu cực

Quang cảnh buổi tọa đàm.
(PLVN) - Báo chí phải là những lực lượng thúc đẩy sự tham gia và kết nối các lực lượng khác cùng tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; cùng tuyên truyền để nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của công cuộc này; nhìn thấy sự công khai, minh bạch, tinh thần và ý chí của toàn Đảng, toàn dân để làm sao tạo ra sự phát triển bền vững, xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh.

Kiên quyết không để xảy ra việc cán bộ đùn đẩy, né tránh trách nhiệm

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trả lời chất vấn sáng 8/6.
(PLVN) - Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 8/6 tại Kỳ họp thứ 5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã phát biểu làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời trực tiếp các chất vấn của đại biểu Quốc hội, trong đó nhấn mạnh yêu cầu kiên quyết không để xảy ra việc cán bộ đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.

Chủ tịch Quốc hội: Phải giải quyết dứt điểm tồn đọng của các dự án PPP trong năm 2023

Chủ tịch Quốc hội kết thúc nhóm vấn đề thứ tư của phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5.
(PLVN) - Sáng ngày 8/6, phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ tư của phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận những kết quả đạt được của ngành Giao thông vận tải và thẳng thắn chỉ ra những bất cập, hạn chế của ngành giao thông trong thời gian qua.

Chính phủ đề nghị nghiên cứu hoàn thiện chế độ tiền lương mới

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Chính phủ giao Bộ Nội vụ tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu ý kiến của Đại biểu Quốc hội, của cử tri và của các bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bên lề Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội điều hành rất sát phiên chất vấn

Bên lề Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội điều hành rất sát phiên chất vấn
(PLVN) -  Các đại biểu Quốc hội đánh giá, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành rất sát phiên chất vấn. Qua phần chất vấn của các Bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội luôn lắng nghe và ghi rất chính xác những câu hỏi của các đại biểu, những câu hỏi chưa được trả lời hoặc Bộ trưởng trả lời chưa trúng đã có sự điều hành để Bộ trưởng trả lời đúng trọng tâm những vấn đề đặt ra.

Giá đăng kiểm sẽ do thị trường quyết định

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn.
(PLVN) -Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại phiên họp phiên toàn thể tại hội trường của Quốc hội chiều nay - 7/6, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết:  “Bộ GTVT đã phối hợp với Bộ Tài chính và đã đưa nội dung này vào dự thảo Luật Giá, theo đó loại bỏ giá đăng kiểm ra khỏi danh mục giá đang quản lý và để thị trường quyết định.