Việt Nam đăng cai tổ chức đàm phán Hiệp định RCEP: Kỳ vọng tạo lập khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại phiên đàm phán.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại phiên đàm phán.
(PLVN) - Ngày 23/9, phiên đàm phán chính thức Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP lần thứ 28 đã khai mạc. Sự kiện do Bộ Công Thương Việt Nam đăng cai tổ chức, với sự tham dự của các trưởng đoàn và tất cả các nhà đàm phán của 16 nước tham gia đàm phán Hiệp định.

Giai đoạn đàm phán cuối cùng

Phát biểu khai mạc phiên đàm phán, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá cao nỗ lực của các trưởng đoàn và tất cả các nhà đàm phán của 16 nước tham gia đàm phán Hiệp định đã đạt được nhiều tiến bộ rõ nét, đặc biệt là từ đầu năm 2019 đến nay.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, đàm phán RCEP đang đi vào giai đoạn cuối cùng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao của các nước để có thể kết thúc đàm phán và đề nghị các nước hết sức nỗ lực tìm giải pháp sáng tạo, linh hoạt nhằm hướng đến sự thống nhất để xử lý những vấn đề còn tồn đọng.

Bộ trưởng đánh giá phiên đàm phán lần thứ 28 lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm xử lý nốt những vấn đề vướng mắc kỹ thuật trước khi báo cáo lên các nhà lãnh đạo cấp cao vào cuối năm nay.

Là nước chủ nhà của phiên đàm phán này và sẽ là nước chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam sẽ cố gắng hết sức và phối hợp với tất cả các nước phấn đấu đạt mục tiêu trên cũng như hướng tới mục tiêu ký kết Hiệp định RCEP trong năm 2020. Phiên đàm phán chính thức Hiệp định RCEP lần thứ 28 được tổ chức từ ngày 19-27/9/2019.

Đây là phiên đàm phán chính thức cuối cùng trong năm nay với mục tiêu xử lý nốt những vấn đề còn tồn đọng để hướng tới mục tiêu kết thúc việc đàm phán Hiệp định theo chỉ đạo của các nhà Lãnh đạo của 16 nước RCEP. 

Hiệp định RCEP được 16 quốc gia, bao gồm các nước ASEAN và các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ tham gia đàm phán với sự dẫn dắt của ASEAN. Hiệp định RCEP dự kiến sẽ thành lập khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới với 47,4% dân số thế giới, trên 30% GDP; 29,1% giá trị thương mại và 32,5% luồng vốn đầu tư toàn cầu.

Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực đang gặp phải những trở lực nhất định của bảo hộ mậu dịch, thành công của Hiệp định sẽ đóng góp vào việc tạo lập cấu trúc thương mại mới trong khu vực, thúc đẩy toàn cầu hóa theo hướng tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại. 

Việt Nam nỗ lực hết sức vì mục tiêu chung

Là một thành viên ASEAN, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các nước trong Khối nhằm duy trì vai trò dẫn dắt của ASEAN, vừa thúc đẩy đàm phán vừa bảo vệ tối đa lợi ích của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, trong đàm phán Hiệp định RCEP.

Với mục tiêu đạt được một hiệp định chất lượng cao và cân bằng về lợi ích, Việt Nam đã tích cực tham gia thảo luận và chủ động đưa ra đề xuất trong nhiều lĩnh vực nhằm xử lý vướng mắc giữa các bên trong khi vẫn bảo đảm lợi ích quốc gia. 

Cho tới nay, đàm phán Hiệp định RCEP đã kết thúc được nhiều chương như hợp tác kinh tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại, mua sắm của Chính phủ... và đang thu hẹp được đáng kể quan điểm giữa các nước trong các lĩnh vực quan trọng như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ… 

Trả lời báo giới bên lề phiên đàm phán, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, RCEP một khi được ký kết sẽ là Hiệp định Thương mại tự do (FTA) quy mô lớn nhất thế giới, với tổng GDP chiếm tới 49,5 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% quy mô dân số thế giới, cũng như đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung của khu vực. Tất cả các nước kỳ vọng sẽ hình thành được một FTA toàn diện và có những tiêu chuẩn ở mức độ cao. 

Chính vì vậy, với việc đàm phán kéo dài trong nhiều năm nay, tất cả các nước thành viên đều mong muốn kết thúc đàm phán ngay trong cuối năm 2019 và ký kết trong năm 2020 để đưa khối thương mại tự do này vào thực tiễn, sớm đóng góp chung cho thế giới và cho từng quốc gia.

“Là nước chủ nhà của Phiên đàm phán này và sẽ là nước Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam sẽ cố gắng hết sức và phối hợp với tất cả các nước phấn đấu đạt mục tiêu trên. Hi vọng, chúng ta sẽ được chứng kiến RCEP được ký kết trong năm 2020 ngay tại Việt Nam”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.