Việt Nam đảm nhiệm thành công nhiệm kỳ tại Hội đồng Chấp hành OPCW

Đại sứ Ngô Thị Hòa tham dự và phát biểu tại kỳ họp Hội đồng chấp hành OPCW.
Đại sứ Ngô Thị Hòa tham dự và phát biểu tại kỳ họp Hội đồng chấp hành OPCW.
(PLO) - Trong 2 năm là thành viên Hội đồng chấp hành Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (HĐCH OPCW) từ tháng 5/2016 đến nay, Việt Nam đã tham gia 11 cuộc họp định kỳ và đột xuất của HĐCH, trực tiếp thảo luận, quyết nghị nhiều vấn đề chính sách quan trọng của OPCW liên quan đến chương trình công tác, ngân sách, nhân sự, hoạt động thanh sát, hợp tác quốc tế. 

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, ngày 13 - 16/3 vừa qua, tại thành phố La Haye (Hà Lan) đã diễn ra Phiên họp lần thứ 87 của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (HĐCH OPCW) với sự tham dự của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc OPCW, lãnh đạo các bộ phận chuyên môn của OPCW cùng hơn 300 đại biểu của các quốc gia thành viên. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Ngô Thị Hòa, Đại diện Thường trực Việt Nam tại OPCW kiêm Đại diện tại Hội đồng Chấp hành dẫn đầu đã tham gia kỳ họp.

Trong báo cáo trình bày tại phiên họp, Tổng Giám đốc OPCW Ahmet Uzumcu nhấn mạnh một số thành tựu mà OPCW và cộng đồng quốc tế đã đạt được trong thời gian qua. Theo đó, tính đến hết tháng 1/2018, các nước thành viên đã tiêu hủy lần lượt 96,3% và 100% số vũ khí hóa học (VKHH) loại I và loại II đã khai báo, Nga và Mỹ phá hủy lần lượt 100% và 90,6% VKHH loại I, Libya 100% loại I và loại II.

Các nước cũng đã chứng thực tiêu hủy hơn 80,5% số VKHH Nhật Bản bỏ lại ở Trung Quốc được phát hiện sau chiến tranh (ACWs) nhưng ước còn 330.000 ACWs chưa được phát hiện, chủ yếu ở tỉnh Cát Lâm. Iraq cũng đã tiêu hủy toàn bộ số VKHH tồn lại từ chiến tranh.

Trong thời gian qua, các hoạt động hợp tác quốc tế của OPCW được đẩy mạnh, nhất là trong lĩnh vực đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ năng lực thực thi Công ước cấm vũ khí hóa học (CWC). 

Phát biểu ở cuộc họp, Đại sứ Ngô Thị Hòa khẳng định lập trường nguyên tắc của Việt Nam về việc cần giải trừ hoàn toàn các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt để duy trì hòa bình, ổn định trên thế giới; lên án mọi hành động sử dụng VKHH và ủng hộ điều tra, xét xử thủ phạm liên quan; ủng hộ vai trò của OPCW và Liên hợp quốc trong tiến trình giải trừ VKHH và hỗ trợ các quốc gia thành viên nâng cao năng lực thực thi CWC.

Đại sứ Ngô Thị Hòa cũng cho rằng cần bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia trong việc phát triển công nghiệp hóa chất vì mục đích hòa bình.

Kỳ họp nói trên cũng là kỳ họp định kỳ cuối cùng mà Việt Nam tham dự với tư cách thành viên HĐCH nhiệm kỳ 2016-2018. Trong 2 năm là thành viên HĐCH OPCW (từ tháng 5/2016-nay), Việt Nam đã tham gia 11 cuộc họp định kỳ và đột xuất của HĐCH, trực tiếp thảo luận, quyết nghị nhiều vấn đề chính sách quan trọng của OPCW liên quan đến chương trình công tác, ngân sách, nhân sự, hoạt động thanh sát, hợp tác quốc tế. Trong quá trình tham gia của mình, Việt Nam luôn tích cực phối hợp cùng các nước thành viên khác đề cao ý nghĩa và sự cần thiết phải loại bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt nói chung và VKHH nói riêng trên thế giới, ủng hộ việc tuân thủ CWC một cách toàn diện và cân bằng, đồng thời đề cao nhu cầu tăng cường hợp tác giữa của các quốc gia trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất. 

Quan điểm tích cực, cân bằng và tinh thần trách nhiệm của Việt Nam được các nước ghi nhận, đánh giá cao.

Việc Việt Nam đảm nhiệm thành công nhiệm kỳ 2 năm làm thành viên HĐCH OPCW đã tiếp tục cụ thể hóa đường lối đối ngoại tích cực, chủ động hội nhập quốc tế của ta, góp phần nâng cao vai trò, vị thế và thu hút thêm nguồn lực hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với tiến trình phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập của Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế chung.

Đọc thêm

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?
(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.