Việt Nam đã phát điện cạnh tranh nhưng vẫn phải kiểm soát 'đầu ra'

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về dự án Luật Điện lực sửa đổi. (Ảnh: Nghĩa Đức)
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về dự án Luật Điện lực sửa đổi. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Chiều 7/11, phát biểu giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội đối với dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, Việt Nam đã phát điện cạnh tranh, nhưng "đầu ra" vẫn phải kiểm soát để bảo đảm được ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

Làm rõ những vấn đề lớn, vấn đề căn cốt trong lần sửa đổi này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng giải trình về các nội dung mới được quy định trong Luật Điện lực được nhiều đại biểu quan tâm như về điện gió ngoài khơi, về giao thẩm quyền cho Chính phủ hay cho Bộ, ngành có liên quan quy định chi tiết vận hành điều độ hệ thống điện quốc gia...

Đặc biệt, dự thảo Luật bổ sung quy định về những cơ chế, chính sách chủ đạo để xây dựng, phát triển thị trường điện cạnh tranh ở cả 3 cấp độ theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nhất là vấn đề sản xuất, kinh doanh điện. Bộ trưởng nêu rõ, đến giờ này đã phát điện cạnh tranh, “bây giờ 52% các nhà đầu tư ngoài nhà nước thì rõ ràng là cạnh tranh chứ không thể không cạnh tranh”.

Tuy nhiên, Bộ trưởng chỉ ra, chúng ta có điểm khác với các nước ở chỗ chúng ta không thể theo hoàn toàn cơ chế thị trường được, vì đằng sau còn có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho nên đầu vào có cao đến bao nhiêu nhưng đầu ra vẫn phải kiểm soát để bảo đảm được ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

Liên quan đến giá điện, theo Bộ trưởng, bây giờ có khung giá quy định theo Luật Giá và Luật Điện lực. Trong khung đó, Chính phủ sẽ quy định cụ thể làm như thế nào để ra được khung giá, dựa vào khung giá các bên đàm phán với nhau, “chứ không phải bên này bắt chẹt bên kia”. Bộ trưởng giải thích, sở dĩ yêu cầu trong thời hạn 12 tháng mọi đàm phán phải xong, vì nếu không xong thì lại kiếm cớ để kéo dài, nếu kéo dài chúng ta sẽ thiếu điện.

Đồng thời, phân tích về đề xuất Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua dự án Luật tại một kỳ họp, Bộ trưởng cho hay, cứ chậm 1 ngày có Luật là chúng ta chậm cả năm, thậm chí là nhiều năm để thu hút đầu tư. Trong đó, đáng chú ý, quy hoạch Điện VIII xác định đến năm 2030, tức là chỉ còn hơn 5 năm nữa, chúng ta phải tăng gấp đôi công suất. Đến năm 2050 tức là 26 năm nữa phải tăng gấp 5 lần công suất hiện nay. Nếu từ bây giờ không có Luật và không có những cơ chế, chính sách cụ thể chúng ta không thể thu hút được đầu tư.

Không có đầu tư sẽ không có điện, không có điện thì không có gì hết. Điện phải đi trước một bước”, Bộ trưởng Diên phản ánh và đề nghị Quốc hội thông qua dự án Luật vào cuối Kỳ họp này.

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.
(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện. 

Tối nay - 5/1 diễn ra Lễ trao Giải Diên Hồng năm 2025

Khung cảnh tổng duyệt Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ Ba, 2025. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025 được tổ chức vào tối nay tại Hà Nội, đúng dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn
Chiều 4/1, dự Hội nghị công bố Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch không phải là nhiệm vụ của riêng TP Hồ Chí Minh mà là nhiệm vụ của cả vùng, cả nước.

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền
(PLVN) - Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bước vào kỷ nguyên mới

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, để bảo đảm giai cấp công nhân Việt Nam vượt qua những thách thức, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.

Việt Nam - quốc gia đang bước vào kỷ nguyên vươn mình trên trường quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. (ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Năm 2024 để lại những dấu ấn nổi bật của ngoại giao Việt Nam, với sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Những thành tựu này không chỉ củng cố vững chắc vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển lâu dài về mọi mặt cho đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.

Kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 1/12/2024. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, nhiều lần Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh quyết tâm đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng. Người đứng đầu Đảng ta yêu cầu, chúng ta phải đổi mới tư duy, phải “cởi trói”, quyết đoán, phải vượt lên chính mình. Chỉ khi chúng ta dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi và bứt phá khỏi những giới hạn hiện tại thì mới có thể vươn mình lớn mạnh.