Việt Nam đã kiểm soát dịch tốt hơn một số quốc gia

Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.
Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định như vậy khi so sánh tình hình dịch trên thế giới và Việt Nam, từ khi có ca nhiễm số 100 vào ngày 20/3 so với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc.

Sáng 1/4, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 3/2020 khi nền kinh tế đi qua quý đầu tiên của năm 2020 trong bối cảnh dịch Covid-19 đã bước vào giai đoạn mới để đưa ra các quyết sách quan trọng mà người dân quan tâm.

Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trên thế giới ghi nhận 788.000 ca mắc bệnh Covid-19 tại 202 vùng quốc gia, vùng lãnh thổ, với 37.884 trường hợp tử vong. Mỹ và Italia là hai quốc gia ghi nhận hơn 100 nghìn ca mắc bệnh. 

Tình hình dịch bệnh trên thế giới tiếp tục có diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu thuyên giảm, chưa có nước nào dự đoán được thời điểm kết thúc của dịch này. Hầu hết các nước đều áp dụng các biện pháp mạnh mẽ mà trước đây còn do dự như đóng cửa biên giới, cấm, hạn chế nhập cảnh, cách ly 14 ngày, phong tỏa cả thành phố hay phong tỏa cả quốc gia.

Tại Việt Nam đã ghi nhận 212 ca nhiễm Covid-19, 5 tỉnh thành phố ghi nhận có số ca mắc cao nhất gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Bình Thuận, Ninh Bình. 

Việt Nam cũng đã tiến hành khoanh vùng, cách ly kiểm soát thành công ở một số các ổ dịch: Vĩnh Phúc, Trúc Bạch (Ba Đình), Bình Thuận, quán bar Buddha (TP HCM).

Các ổ dịch cơ bản đã được kiểm soát, còn Bệnh viện Bạch Mai đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương để xử lý tình hình sớm nhất.

Tổng số người tiếp xúc gần, đi về từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe, cách ly tới 66 nghìn người, trong đó hơn một nửa phải cách ly tại các khu cách ly tập trung, dịch đã lan ra 24/63 tỉnh, TP. Báo cáo ban đầu cho thấy có tới 60,1% không có triệu chứng (có thể do chúng ta phát hiện sớm ngay từ khi nhập cảnh).

Tình hình dịch bệnh của Việt Nam đã xuất hiện lây lan nhanh, lây lan trong cộng đồng, nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng do các trường hợp bệnh xâm nhập từ nước ngoài chưa được sàng lọc, phát hiện, hoặc những trường hợp nhập cảnh có mang virus nhưng chưa phát hiện lâm sàng. Có thể trong những ngày tới sẽ phát hiện thêm những ca nhiễm virus trong cộng đồng. 

So sánh tình hình dịch trên thế giới và Việt Nam, từ khi có ca nhiễm số 100 vào ngày 20/3 so với các nước trên thế giới, theo Thứ trưởng Long, Việt Nam đã kiểm soát dịch tốt hơn một số quốc gia/vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc.

Để ngăn chặn dịch xâm nhập, lây lan trong cộng đồng, với sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp nhập cảnh, tạm dừng thị thực, cấp, tạm dừng nhập cảnh, tạm dừng các chuyến bay, cách ly 14 ngày khi nhập cảnh, huy động quân đội trong ngăn chặn, cách ly theo diễn biến dịch bệnh của các nước trên thế giới từ mức độ thấp đến cao, xử lý tình huống theo từng quốc gia, từng khu vực và được nâng lên ở mức toàn cầu.

Nhờ chính sách như vậy chúng ta đã đảm bảo được lưu thông hàng hóa và kiểm soát chặt chẽ nguồn bệnh xâm nhập. Các biện pháp trong nước cũng được thực hiện theo từng cấp độ, từ khuyến cáo, hạn chế, tạm dừng, đóng cửa; từ khuyến cáo hạn chế đông người đến quy định số lượng cụ thể. Các biện pháp áp dụng của Việt Nam linh hoạt nhưng cương quyết, với phương châm dự phòng là chính nên các hoạt động bao giờ cũng cao hơn mức khuyến cáo.

Chúng ta đã tổ chức phân loại, thu dung phân tuyến điều trị từ tuyến cơ sở đến các bệnh viện, ban hành sớm, thường xuyên cập nhật các phác đồ điều trị. Kết quả, Việt Nam đã điều trị khỏi 58 trường hợp, hôm nay sẽ có thêm 5 trường hợp nữa; các bệnh nhận nặng đã khá hơn, cho đến nay cho kết quả xét nghiệm âm tính. Đặc biệt, đến nay chưa có trường hợp nào tử vong.

Về xét nghiệm phát hiện sớm, chúng ta triển khai tích cực xét nghiệm để đảm bảo chủ động về xét nghiệm, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong việc sản xuất đồng bộ kít xét nghiệm, là một trong những quốc gia đầu tiên nuôi cấy thành công về vi rút, hiện nay đang phối hợp với các nhà khoa học Anh để nghiên cứu vaccine…

Tiếp tục rà soát các kịch bản ứng phó với các cấp độ của dịch bệnh, kể cả tình huống xấu, tình huống có thể phải ban bố tình trạng khẩn cấp, để đảm bảo chủ động, kịp thời trong ứng phó.

15 ngày tới là giai đoạn vô cùng quan trọng với mục đích là kiểm soát tốt nguồn lây, làm chậm lại quá trình lây nhiễm để ứng phó tốt hơn với nguồn bệnh.

Vì vậy, cần tiếp tục thực hiện nghiêm phương châm chống dịch như chống giặc, thực hiện 4 tại chỗ, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huy động toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia phòng chống dịch; tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia trong phòng, chống dịch. 

Nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, địa phương trong công tác phòng chống dịch bệnh. Chủ động, quyết liệt, phát hiện nhanh, kiểm soát chặt chẽ và ngăn chặn nguồn lây bệnh. 

Tiếp tục thực hiện cách ly nghiêm ngặt, chuẩn bị sẵn sàng phương án cách ly trên diện rộng, giám sát chặt chẽ người đã tiếp xúc với người bệnh, hạn chế tối đa sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng; điều trị hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do dịch bệnh; bảo đảm an toàn tối đa cho nhân viên y tế. Nỗ lực bằng mọi biện pháp phù hợp để không để xảy ra dịch lớn…

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

(PLVN) - Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

10 sự kiện pháp luật năm 2024

10 sự kiện pháp luật năm 2024
(PLVN) - Nhằm ghi lại những sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng, nổi bật của năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức bình chọn và công bố các sự kiện pháp luật nổi bật của năm. Việc bình chọn các sự kiện này nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cán bộ và Nhân dân.

Quốc hội năm 2024: Đồng hành tháo gỡ khó khăn, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Trong năm 2024, Quốc hội đã xem xét thông qua, cho ý kiến hàng chục luật, nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề cấp bách, phục vụ quốc kế dân sinh. Đặc biệt, Kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2024 đã phát huy tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
Sáng 31/12, chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh tăng tốc, bứt phá hơn.

Đội ngũ trí thức, nhà khoa học: Trách nhiệm nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, diễn ra ngày 30/12 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có “phép thuật” để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử…

Những dấu ấn quốc phòng năm 2024

Chủ tịch nước Lương Cường (ngoài cùng bên trái) cùng các đại biểu dự Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2024.
(PLVN) -  Năm 2024, toàn quân chủ động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS,QP) kết hợp phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng được triển khai chủ động, sâu rộng...

Tập trung kiểm toán việc tổ chức thực hiện pháp luật

Tập trung kiểm toán việc tổ chức thực hiện pháp luật
(PLVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, Kiểm toán Nhà nước cần tập trung kiểm toán tính đúng đắn phù hợp, đầy đủ, kịp thời của việc ban hành các văn bản hướng dẫn các luật; việc tổ chức thực hiện pháp luật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến các cơ chế đặc thù, phân cấp, phân quyền trong phân bổ, sử dụng nguồn lực và thực hiện các dự án, công trình trọng điểm; việc thực hiện phòng chống lãng phí; việc thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy...

Giai đoạn mới 'cuộc chiến' chống lãng phí

Ảnh minh hoạ (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân).
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Thanh tra vừa tổ chức, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình một lần nữa nhấn mạnh đến công tác thanh tra chống lãng phí.

Từ năm 2025 cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thanh, thiếu niên

Trong Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, với tỷ lệ 100%, 306 đại biểu trẻ em biểu quyết thống nhất cấm TLĐT, TLNN. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ năm 2025, các loại thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng (TLĐT, TLNN) sẽ được liệt vào danh sách hàng cấm. Quyết định mang tính lịch sử này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thanh, thiếu niên, đồng thời minh chứng rằng tiếng nói của trẻ em đã được lắng nghe, nguyện vọng chính đáng của các em về môi trường không khói thuốc đang thành hiện thực.

Công nghệ là cộng hưởng trong hợp nhất 2 Bộ TT&TT và KH&CN

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. (Ảnh: T. Anh)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, tên mới của Bộ hợp nhất là Bộ Khoa học, Công nghệ và Truyền thông vừa bao quát được hết các lĩnh vực của hai Bộ, lại vừa thể hiện được cộng lực, cộng hưởng của hai Bộ là công nghệ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng nhớ nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương, tưởng nhớ Đại tướng Lê Đức Anh.
(PLVN) - Sáng 29/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu lưu niệm Nhà văn hóa và Thư viện Đại tướng Lê Đức Anh, bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; và thăm, tặng quà người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Thủ tướng: Trình Bộ Chính trị để sớm ban hành chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quán triệt tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "vừa chạy vừa xếp hàng" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 29/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ sáu của Ban Chỉ đạo.

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An
Trong không khí chuẩn bị đón chào năm mới 2025 và hướng tới Kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025), sáng 29/12, tại huyện Nam Đàn (Nghệ An), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn - Đền thờ Gia tiên Bác Hồ và tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Thời cơ tốt để sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy TP HCM

Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 35.
(PLVN) - Qua thảo luận việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố, các ý kiến tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM lần thứ 35 khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025, bày tỏ nhất trí cao với quan điểm, mục tiêu và giải pháp, bám sát chỉ đạo và định hướng, gợi ý của Trung ương, có nghiên cứu đề xuất các vấn đề có tính đặc thù của Thành phố.

Tự tin vị thế Việt Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Những ngày cuối cùng của năm 2024 sắp qua, Bộ Ngoại giao vừa công bố những số liệu quan trọng trong lĩnh vực đối ngoại mà đất nước đã đạt trong năm qua.