Các chuyên viên nhận xét rằng, chẳng mấy nữa Việt Nam có thể đứng thứ hai trong danh sách đối tác của Nga về hợp tác kỹ thuật-quân sự. Kết quả những thỏa thuận đạt được trong quá trình chuyến thăm đến Hà Nội của Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga Anatoly Serdiukov cũng xác nhận ý kiến đó. Theo tuyên bố của ông Bộ trưởng, trong hai năm lại đây Nga và Việt Nam đã ký kết các hợp đồng theo tuyến hợp tác kỹ thuật-quân sự với tổng trị giá là 4,5 tỷ dollar.
Trong đơn đặt hàng của phía Việt Nam, có những loại trang bị kỹ thuật quân sự tiên tiến nhất giành cho lực lượng phòng không, không quân, hạm đội hải quân. Cụ thể đó là những chiến đấu cơ đa năng sản phẩm của tập đoàn “Sukhoi”, các tổ hợp tên lửa “Torus”, BUK”, C-300, tên lửa trên ca-nô loại “Molnia”, khinh hạm “Gepard”, sáu tầu ngầm mẫu mới. Ngoài ra, theo tuyến hợp tác quân sự chỉ trong năm nay có kế hoạch cùng tiến hành 14 hoạt động chung, cả trên lãnh thổ Nga cũng như trên địa bàn Việt Nam. Tại những cuộc hội đàm ở Hà Nội, đã thảo luận tổ hợp nhiều câu hỏi lớn về công tác đào tạo các chuyên gia dân sự và quân sự cho Việt Nam tại các trường đại học Nga.
Đại tá Evgheni Zakharov chuyên viên Trung tâm dự báo quân sự của Viện phân tích chính trị và quân sự Nga nêu nhận xét như sau: “Đã từ lâu Nga luôn coi Việt Nam là một đối tác chiến lược của mình. Sự hợp tác kỹ thuật-quân sự giữa Matxcơva và Hà Nội đã khởi đầu từ năm 1953. Cho đến 1992 chủ yếu là hợp tác trên cơ sở không hoàn lại. Năm 1998 tại Hà Nội đã ký Hiệp định liên Chính phủ, qui định hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật-quân sự, tiếp đó đã thành lập Ủy ban liên Chính phủ Nga-Việt theo mảng này. Tháng Mười 2008 trong thời gian chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết đến Matxcơva, đã ký kết Bản ghi nhớ liên Chính phủ về hợp tác kỹ thuật-quân sự chiến lược cho thời kỳ đến năm 2020”.
Bắt đầu từ năm 2008, ghi nhận đà gia tăng bền vững về các đơn đặt hàng mua sản phẩm có công dụng quân sự do Nga sản xuất. Lần đầu tiên trong lịch sử hợp tác, năm 2008 khối lượng trị giá các hợp đồng đã tăng trên 1 tỷ dollar, còn năm 2009 là 3,5 tỷ. Nhưng chỉ riêng trong quí đầu của năm 2010, khối lượng đã đạt hơn 1 tỷ dollar. Đại đa số các hợp đồng thiên về cung cấp trang bị quân sự cho không quân, phòng không và hải quân của Việt Nam.
Nhưng hiện nay hai nước không chỉ nói về việc mua bán các thứ vũ khí. Và cũng không chỉ về việc đào tạo chuyên viên quân sự người Việt tại Nga, gửi các chuyên viên Nga sang Việt Nam và mở những trung tâm sửa chữa bảo dưỡng trang bị khí tài do Nga cung cấp. Không loại trừ là sớm hay muộn sẽ đặt ra vấn đề về sự trở lại của Nga ở căn cứ Cam Ranh, cho dù là trong tư cách mới. Những năm 1979-2002 căn cứ này đã do các chuyên viên quân sự xô-viết, Nga và Việt Nam cùng sử dụng chung. Tương ứng với kế hoạch lớn về sự trở lại của Hạm đội Nga trên đại dương thế giới, điều đó ngày thêm trở nên có tính thời sự. Mà nếu xét đến sự phát triển quan hệ giữa Liên bang Nga và CHXHCN Việt Nam thì viễn cảnh hiện diện của Nga ở Cam Ranh càng là có thể. Không loại trừ rằng chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng Nga đến Việt Nam những ngày vừa qua cũng có ý nghĩa tạo nền thích hợp cho hoạt động triển vọng như vậy.
Theo Đài TNNN/ Mekongnet