Việt Nam chủ trì cuộc họp Nhóm công tác HĐBA về các tòa án quốc tế

Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN)
Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN)
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 02/6/2021, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, Chủ tịch Nhóm công tác không chính thức của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về các tòa án quốc tế, đã chủ trì cuộc họp định kỳ 6 tháng của Nhóm công tác.

Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề pháp lý Stephen Mathias, Chủ tịch Cơ chế giải quyết các vụ việc tồn đọng của các tòa án quốc tế Thẩm phán Carmel Agius, Công tố viên Serge Brammertz tham dự, phát biểu tại cuộc họp.

Theo phóng viên TTXVN tại New York, đây là cuộc họp trực tiếp đầu tiên của Nhóm công tác tại Trụ sở Liên hợp quốc kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020 tại thành phố New York.

Phát biểu khai mạc, Đại sứ Đặng Đình Quý cảm ơn tinh thần hợp tác, xây dựng của thành viên Nhóm công tác trong hỗ trợ Cơ chế hoàn thành nhiệm vụ theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an và Điều lệ hoạt động của Cơ chế.

Đại sứ khẳng định cam kết của Việt Nam trong vị trí Chủ tịch Nhóm công tác sẽ hỗ trợ thúc đẩy đối thoại giữa Nhóm công tác và Chủ tịch, Công tố viên của Cơ chế nhằm hoàn tất nhiệm vụ do Hội đồng Bảo an giao, qua đó thúc đẩy tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Trợ lý Tổng thư ký Mathias đánh giá cao nỗ lực của thẩm phán và nhân viên Cơ chế trong khắc phục khó khăn do đại dịch COVID-19, duy trì và thúc đẩy công tác xét xử.

Cụ thể, Cơ chế dự kiến sẽ ban hành hai bản án về các vụ án xét xử tội ác nghiêm trọng và một bản án khác vào cuối tháng 6/2021, bắt đầu khởi động vụ án xét xử Felicien Kabuga sau khi người này bị bắt giữ vào cuối năm 2020.

Ông Mathias khẳng định vai trò và đóng góp của Cơ chế trong trừng trị các tội ác đặt biệt nghiêm trọng; thông tin về việc Tổng Thư ký Liên hợp quốc dự kiến bổ nhiệm mới một thẩm phán nữ của Cơ chế, thay cho Thẩm phán Gberdao Kam (người Burkina Faso) đã qua đời.

Trợ lý Tổng thư ký cũng đánh giá cao tinh thần hợp tác và nỗ lực của thành viên Nhóm công tác, đặc biệt khen ngợi vai trò Chủ tịch của Việt Nam đã duy trì hoạt động của Nhóm công tác và đối thoại với Cơ chế trong bối cảnh tình hình phức tạp.

Sau khi nghe báo cáo của Chủ tịch, Công tố viên của Cơ chế, Nhóm công tác thảo luận về tiến độ các vụ việc xét xử, truy bắt nghi phạm đang lẩn trốn, thi hành án phạt tù, hợp tác và hỗ trợ toà án quốc gia và bảo đảm sức khoẻ, an toàn cho người bị giam giữ, cán bộ, nhân viên của Cơ chế, cũng như biện pháp tăng hiệu quả hoạt động, thúc đẩy thực hiện khuyến nghị của Hội đồng Bảo an tại Nghị quyết 2529 (2020) và sớm hoàn thành nhiệm vụ của Cơ chế.

Nhóm công tác không chính thức về các tòa án quốc tế là cơ quan trực thuộc do Hội đồng Bảo an thành lập năm 2000. Việt Nam hiện là Chủ tịch của Nhóm công tác, cùng với hai cơ quan trực thuộc khác là các Ủy ban trừng phạt về Nam Sudan và về Liban.

Tháng 6/2020, trong vai trò Chủ tịch Nhóm công tác, Việt Nam đã chủ trì thương lượng và đề xuất Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết 2529 (2020) về kiểm điểm công việc của Cơ chế và bổ nhiệm Công tố viên. Dự kiến, đợt kiểm điểm định kỳ tiếp theo diễn ra vào tháng 6/2022.

Đọc thêm

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?
(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.