Việt Nam Chiến thắng COVID - Chấm dứt bệnh Lao

"Câu chuyện sống còn đó là muốn “giải quyết” bệnh lao thì phải phát hiện thật sớm", Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chia sẻ.
"Câu chuyện sống còn đó là muốn “giải quyết” bệnh lao thì phải phát hiện thật sớm", Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chia sẻ.
(PLVN) - Việc phát hiện lao sớm là điều kiện sống còn, cũng như tương tự với Covid-19. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm được nhấn mạnh trong chương trình hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống lao được bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức vào tối ngày 23/3.

Đã từ lâu, ngày 24 tháng 3 hàng năm trở thành Ngày Thế giới phòng chống lao hay Ngày Lao Thế giới để nhắc nhở cộng đồng về mối nguy hại của bệnh lao. Chủ đề chủ đề năm nay sẽ là: “Việt Nam Chiến thắng COVID - Chấm dứt bệnh Lao”.

Bệnh lao tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có 170.000 ca mắc lao mới và ước tính tử vong khoảng 11.400 ca. Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống cho người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan cho cộng đồng và giảm nhanh dịch tễ bệnh lao.

Theo Phó Thủ tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam chia sẻ: “5 năm qua chúng ta đã rất cố gắng giảm được rất rõ nét số người mắc. Mỗi năm hiện giờ còn trên 150.000 người mắc lao mỗi năm, điều đáng nói vẫn còn ước lượng khoảng 50.000 người mắc lao mà chưa được phát hiện. Điều đáng mừng hiện này là nếu lao được phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể chữa khỏi, có đến trên 90% tỷ lệ được phát hiện sớm sẽ chữa khỏi. Câu chuyện sống còn đó là muốn “giải quyết” bệnh lao thì phải phát hiện thật sớm”.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia.
 Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia.

Phát biểu tại chương trình chống lao quốc gia, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia cho biết chủ đề Ngày Thế giới phòng chống lao năm nay là “The clock is ticking-Đồng hồ đã điểm”.

Đây là thông điệp về việc không còn nhiều thời gian để hành động theo cam kết của các nhà lãnh đạo toàn cầu về chấm dứt bệnh lao. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến tiến trình nước rút của Chiến lược chấm dứt bệnh lao toàn cầu, bao gồm đảm bảo tiếp cận với dịch vụ y tế cho tất cả mọi người dân.

Tại Việt Nam, chủ đề của Ngày Thế giới phòng chống lao năm 2021 là “Việt Nam chiến thắng COVID-Chấm dứt bệnh lao”. Chủ đề muốn nêu rõ từ cuộc chiến chống COVID-19, mọi người hãy tích cực hơn nữa trong công cuộc phòng, chống bệnh Lao. Mặc dù vẫn  còn nhiều khó khăn, nhưng nếu các cấp chính quyền, các ban, ngành đoàn thể và cộng đồng cùng vào cuộc,  đoàn kết, chung tay, chắc chắn chúng ta sẽ đẩy lùi được dịch bệnh COVID-19 và tiến tới mục tiêu chấm dứt bệnh Lao vào năm 2030. Con số tử vong vì Lao còn cao hơn nhiều số tử vong do COVID-19 hay do tai nạn giao thông. Những người tử vong do Lao chủ yếu do chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh lao là một bệnh lây nhiễm, tuy nhiên bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

So với COVID-19, cơ chế lây nhiễm của bệnh Lao nguy hiểm hơn nhiều vì vi khuẩn Lao có thể lây truyền qua không khí với các hạt mịn có kích thước từ dưới 5 micro mét, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Trong khi đó, COVID-19 chỉ lây khi tiếp xúc với giọt bắn trực tiếp từ người bệnh hoặc bề mặt các đồ vật qua tay tiếp xúc trực tiếp rồi đưa lên miệng mắt mũi.

Chương trình hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống lao được tổ chức vào tối ngày 23/3.
Chương trình hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống lao được tổ chức vào tối ngày 23/3.

Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Không ai bị mắc lao mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống cho người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan cho cộng đồng và giảm nhanh dịch tễ bệnh lao.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Viết Nhung, chương trình chống lao quốc gia đã triển khai chiến lược “2X” (Xquang-Xpert) vào phát hiện chủ động đạt hiệu quả cao gấp 7 lần so với phát hiện thụ động hiện nay. Chiến lược 2X đã phát hiện tích cực các ca mắc lao tại các cơ sở y tế và phát hiện chủ động ca lao và lao tiềm ẩn trong cộng đồng trên 18 huyện thuộc 7 tỉnh/thành với kết quả thu được rất khả quan.

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – Ts. Kidong Park.
Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – Ts. Kidong Park.

Cũng tại chương trình hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống lao tổ chức tối 23/3, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – Ts. Kidong Park cho biết: “Trong những thập kỷ qua, gánh nặng về bệnh lao ở Việt Nam đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên thế giới. “The clock is ticking-Đồng hồ đã điểm” những hành động tăng tốc là cần thiết trên thế giới để chúng ta đạt được các mục tiêu của mình vào năm 2022 và mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Chúng ta cần phải hành động nhanh để cứu sống mọi người”.

Tại sự kiện tối 23/3, trang thông tin điện tử và phát động quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao PASTB cũng chính thức được ra mắt.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.