Việt Nam cần có tầm nhìn, kế hoạch rõ ràng trong phát triển giao thông công cộng

Chuyên gia trao đổi thông tin tại hội thảo
Chuyên gia trao đổi thông tin tại hội thảo
(PLO) - Chiều 7/5, Đại sứ quán Thụy Điển, Hội đồng Thương mại và Đầu tư Thụy Điển phối hợp với UBND TP Hà Nội đã tổ chức thảo luận bàn tròn “Thúc đẩy vận hành và quản lý giao thông công cộng hiệu quả: Chia sẻ kinh nghiệm thành công của Thụy Điển tại các nước đang phát triển”.

Cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác, quá trình đô thị hóa của Việt Nam tạo ra nhiều khó khăn và thách thức, như tốc độ phát triển đô thị vượt quá khả năng của chính quyền địa phương về đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dịch vụ, hạn chế về nguồn vốn và thời gian để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội…

Với định hướng tới đô thị hoá bền vững của Chính phủ, giao thông công cộng (GTCC) đã trở thành nhân tố chính trong hành trình phát triển đô thị. Trong chiến lược phát triển GTCC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu biến GTCC thành lựa chọn ưu tiên bên cạnh kiểm soát tăng trưởng xe cá nhân và nâng cao chất lượng giao thông đô thị. Ngoài ra, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt được 20% số xe buýt và taxi sử dụng LPG, CNG hoặc năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, để đạt được những mục tiêu trên, Việt  Nam cần có tầm nhìn, kế hoạch rõ ràng và nghiên cứu các trường hợp thành công từ các nước đi đầu trong lĩnh vực này.

Đại sứ Thụy Điển Pereric Högberg cho biết “khi mức độ đô thị hóa ngày càng tăng và tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, các thành phố ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, không chỉ trong lĩnh vực vận tải. Sự sáng tạo và kinh nghiệm chuyên môn của Thụy Điển có thể mang lại giá trị lớn giúp Việt Nam tìm kiếm các giải pháp bền vững”. 

Đọc thêm

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.