Việt Nam, Campuchia phản ứng phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore lên tiếng 'thanh minh'

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishman.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishman.
Bộ trưởng Vivian Balakrishman khẳng định Singapore hết sức coi trọng mối quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam, giải thích bối cảnh của phát biểu trên và mục đích của phát biểu không có ý xúc phạm Việt Nam và Campuchia.

Chiều 7/6, theo đề nghị của phía Singapore, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishman liên quan đến phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long ngày 31/5.

Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Vivian Balakrishman khẳng định Singapore hết sức coi trọng mối quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam, giải thích bối cảnh của phát biểu trên và mục đích của phát biểu không có ý xúc phạm Việt Nam và Campuchia.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh phát biểu trên đã gây phản ứng tiêu cực, đặc biệt trong bối cảnh nhân dân Campuchia vừa kỷ niệm trọng thể 40 năm thoát khỏi nạn diệt chủng Pol Pot và Tòa án đặc biệt tại Campuchia đã có phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khmer Đỏ, trả lại công bằng cho các nạn nhân và gia đình của họ, được Liên Hợp quốc và cộng đồng quốc tế hoan nghênh. 

Phó Thủ tướng khẳng định tính chính nghĩa và những đóng góp, hy sinh to lớn của quân tình nguyện Việt Nam mà nhân dân Campuchia coi là “đội quân nhà Phật”, đã giúp đất nước Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng, góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đề nghị Singapore có điều chỉnh phù hợp. Hai Bộ trưởng Ngoại giao nhất trí sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ nhằm củng cố và phát triển quan hệ song phương Việt Nam - Singapore cũng như tăng cường đoàn kết và thống nhất của ASEAN.

Trước đó, Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen và Bộ Ngoại giao và Hợp tác Campuchia đã lên tiếng chỉ trích các phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long về Việt Nam và Campuchia. Theo Reuters, Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong một bài viết trên facebook ngày 6/6 cho biết ông rất lấy làm tiếc về phát biểu của Thủ tướng Singapore.

“Nhận định này là một sự xúc phạm đối với sự hy sinh trong sáng của Quân tình nguyện Việt Nam đã giúp giải phóng Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng”, Thủ tướng Campuchia bày tỏ. Cũng trong ngày 6/6, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia đã ra tuyên bố cho rằng phát biểu của lãnh đạo Singapore rằng Việt Nam “xâm lược” Campuchia là chống lại sự hồi sinh của người dân Campuchia, gợi nhớ đến việc Singapore khi đó đã ủng hộ chế độ diệt chủng và muốn chế độ diệt chủng này quay trở lại Campuchia.

“Những phát biểu này chắc chắc xúc phạm đến quân đội tình nguyện Việt Nam, những người đã hy sinh xương máu của mình để giúp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao và hợp tác Singapore nêu rõ. 

Ngày 4/6, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam trước phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Đối thoại Shangri-La và trên trang mạng cá nhân ngày 31/5 vừa qua có nội dung cho rằng Việt Nam đã “xâm lược”, “chiếm đóng” Campuchia, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ Việt Nam lấy làm tiếc đã có một số nội dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với Bộ Ngoại giao Singapore về vấn đề này.

“Đóng góp và hy sinh của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ là sự thật đã được thừa nhận rộng rãi. Ngày 16/11/2018, Toà án đặc biệt xét xử tội ác Khmer Đỏ (ECCC) đã ra phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khmer Đỏ. Phán quyết đã phản ánh khách quan sự thật lịch sử, thực thi công lý, trả lại công bằng cho các nạn nhân, được Liên Hợp quốc và cộng đồng quốc tế hoan nghênh”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.

Theo bà Hằng, những thành tựu ASEAN có được ngày nay là kết quả nỗ lực chung của tất cả các thành viên trong suốt chiều dài lịch sử của Hiệp hội. Mỗi thành viên thấu hiểu sâu sắc tầm quan trọng của việc không ngừng củng cố đoàn kết toàn khối, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và các nguyên tắc chung của ASEAN.

“Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục cùng các thành viên khác làm hết sức mình vì mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, thống nhất, đoàn kết và có vai trò trung tâm tại khu vực”, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 6/6, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết phía Singapore đã có phản hồi gì sau khi Việt Nam phản ứng với phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan Việt Nam đã giao thiệp qua các kênh chính thức và không chính thức với các cơ quan Singapore.

Việt Nam đã gửi công hàm tới Đại sứ quán Singapore tại Việt Nam liên quan đến phát biểu của Thủ tướng Singapore về vấn đề Campuchia. “Tôi tin rằng phía Singapore hiểu rõ thông điệp của chúng ta”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay. 

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.