Việt Nam-Campuchia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại 20 tỷ USD

Việt Nam-Campuchia nhất trí đẩy mạnh hợp tác và kết nối kinh tế, đặc biệt là kinh tế khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia, cùng hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại 20 tỷ USD trong những năm tới.

Việt Nam-Campuchia nhất trí đẩy mạnh hợp tác và kết nối kinh tế, đặc biệt là kinh tế khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia, cùng hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại 20 tỷ USD trong những năm tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia, sáng 13/7, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary.

Tại cuộc hội kiến, Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia, cho rằng việc lãnh đạo hai nước luôn có truyền thống thăm nhau đầu tiên và chuyến thăm này sẽ là một mốc son mới, góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước.

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho Campuchia trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây, trong đó có việc cùng quân, dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.

Chủ tịch Quốc hội vui mừng thông báo tòa Nhà Quốc hội mới của Campuchia do Việt Nam trao tặng dự kiến sẽ sớm được khánh thành và đưa vào sử dụng.

Trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước tới Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ ấn tượng về sự phát triển mạnh mẽ và năng động của đất nước và nhân dân Campuchia dưới sự trị vì anh minh của Quốc vương Norodom Sihamoni, sự lãnh đạo tài tình của Thượng viện, Quốc hội và Chính phủ Hoàng gia do Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) làm nòng cốt.

Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Nhân dịp này, Chủ tịch nước chúc mừng Campuchia tổ chức thành công cuộc bầu cử Thượng viện khóa V ngày 25/2 và cuộc bầu cử Hội đồng thủ đô/tỉnh, thành phố/quận/huyện khóa IV ngày 26/5 vừa qua, cho rằng thắng lợi của Đảng CPP tại các cuộc bầu cử thể hiện sự tin tưởng và ủng hộ của người dân đối với vai trò của CPP dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hun Sen.

Hai bên vui mừng nhận thấy hợp tác song phương hai nước thời gian qua giữ được đà phát triển ổn định; lãnh đạo hai nước duy trì tiếp xúc thường xuyên, các cơ chế hợp tác song phương tiếp tục phát huy hiệu quả, thể hiện sự gia tăng gắn kết và gắn bó giữa hai nước.

Hai bên đánh giá cao hợp tác giữa hai Quốc hội trong việc triển khai Thỏa thuận hợp tác ký tháng 11/2022 cũng như trong việc hợp tác với Quốc hội Lào tổ chức thành công Hội nghị cấp cao lần thứ nhất Quốc hội ba nước tháng 12/2023, tạo nền móng đưa quan hệ hợp tác Quốc hội ba nước phát triển mạnh mẽ, thắt chặt quan hệ truyền thống hữu nghị, đoàn kết gắn bó giữa ba nước.

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần tiếp tục duy trì, gìn giữ, không ngừng củng cố và phát huy mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước trên cơ sở đặc biệt tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Hai bên nhất trí tiếp tục duy trì tiếp xúc, trao đổi cấp cao và các cấp thường xuyên ở tất cả các kênh, trong đó có kênh nghị viện; đẩy mạnh hợp tác và kết nối kinh tế, đặc biệt là kinh tế khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia, cùng hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại 20 tỷ USD trong những năm tới.

Hai bên tiếp tục nỗ lực phối hợp xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững; đồng thời tiếp tục phát huy vai trò của Quốc hội hai nước trong việc thúc đẩy quan hệ song phương, nhất là trong việc xây dựng thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho việc tăng cường kết nối hai nền kinh tế, mở rộng hợp tác giáo dục-đào tạo, tạo thuận lợi cho việc tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực; tiếp tục thắt chặt quan hệ giữa ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam, phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn nghị viện và quốc tế như Hội đồng liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA), Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF)...

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Tô Lâm cảm ơn và đề nghị phía Campuchia tiếp tục quan tâm, tháo gỡ khó khăn cho người gốc Việt tại Campuchia, trong đó có việc nhập quốc tịch, giúp người gốc Việt ổn định cuộc sống, hoà nhập sở tại, làm cầu nối tình hữu nghị giữa hai nước; đồng thời tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư kinh doanh tại Campuchia.

Chủ tịch nước Tô Lâm đặt vòng hoa tại Đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới dâng hoa tại Tượng đài Độc lập, đặt hoa tại tượng đài cố Quốc vương Norodom Sihanouk và đặt vòng hoa tại Đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia ở thủ đô Phnom Penh./.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.