Việt Nam cam kết tiếp tục nỗ lực thúc đẩy, bảo vệ quyền dân sự và chính trị

Việt Nam đã đạt được những bước tiến mới và thành tựu đáng khích lệ trong việc bảo vệ và phát huy quyền con người, quyền công dân.
Việt Nam đã đạt được những bước tiến mới và thành tựu đáng khích lệ trong việc bảo vệ và phát huy quyền con người, quyền công dân.
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, kể từ khi Việt Nam nộp Báo cáo quốc gia lần thứ hai về việc thực thi Công ước ICCPR năm 2002 đến nay, Việt Nam đã đạt được những bước tiến mới và thành tựu đáng khích lệ trong việc bảo vệ và phát huy quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị. 

Trong hai ngày (11 và 12/3), tại Geneva (Thụy Sĩ), Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên họp xem xét Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam về thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR).

Tham gia Phiên họp này, Đoàn Việt Nam, gồm 20 thành viên đến từ các cơ quan có liên quan, do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn.

Việc tham dự Phiên họp của Ủy ban Nhân quyền lần này thể hiện sự nghiêm túc của Việt Nam trong thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tình hình thực thi các cam kết quốc tế. Đối thoại tại Phiên họp cũng giúp Ủy ban và các quốc gia thấy rõ bức tranh tổng thể tích cực, xu hướng phát triển mạnh mẽ trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Thông tin của Phiên họp sẽ giúp các thành viên Ủy ban hiểu rõ hơn các cam kết của Chính phủ Việt Nam, những thành tựu và tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được, cũng như những khó khăn, thách thức phải đối mặt trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền tại Việt Nam.

Nhân dịp này, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc đã trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Geneva về việc thực thi Công ước ICCPR tại Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, kể từ khi Việt Nam nộp Báo cáo quốc gia lần thứ hai về việc thực thi Công ước ICCPR năm 2002 đến nay, Việt Nam đã đạt được những bước tiến mới và thành tựu đáng khích lệ trong việc bảo vệ và phát huy quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị.

Tiếp thu các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền năm 2002, Việt Nam ngày càng chú trọng công tác xây dựng pháp luật và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, đặc biệt là sau Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Trong giai đoạn này, rất nhiều luật quan trọng liên quan trực tiếp đến các quyền dân sự, chính trị đã được ban hành và liên tục được rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm mục đích ngày càng ghi nhận đầy đủ nhất các quyền này.

Đặc biệt, Hiến pháp được Quốc hội thông qua năm 2013 đã đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nhận thức về quyền con người cũng như trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên tất cả các lĩnh vực. 

Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về quyền con người, quyền công dân đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Các văn bản quy phạm pháp luật này về cơ bản đã ghi nhận hầu hết các quyền dân sự và chính trị; các cơ chế bảo đảm và phát huy các quyền này tại Việt Nam và đã từng bước được đưa vào cuộc sống để người dân được thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị.

Có thể nhìn thấy rõ trên thực tế những kết quả này, như các tôn giáo ở Việt Nam chung sống hòa hợp trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và luôn được tôn trọng, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử; báo chí ở Việt Nam đã phát triển không ngừng, trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân, là công cụ bảo vệ quyền của người dân, lợi ích của xã hội; cơ chế tố tụng được bảo đảm theo hướng công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người; một khối lượng lớn nhu cầu liên quan đến vấn đề hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã được giải quyết, trong đó các cơ quan có chức năng của Việt Nam thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, từng bước hiện đại hóa, tạo thuận lợi cho người dân cũng như đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước…

Những thành tựu cả về lập pháp và tổ chức thi hành pháp luật trong thời gian qua là yếu tố đảm bảo quan trọng về pháp lý để mọi người có cơ hội và điều kiện thuận lợi thụ hưởng quyền con người ở Việt Nam.

Đánh giá về kết quả của Phiên họp xem xét Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam vừa diễn ra tại Ủy ban Nhân quyền LHQ, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc cho biết với tinh thần trách nhiệm, xây dựng, thiện chí và chân thành của Đoàn Việt Nam cũng như các thành viên Ủy ban Nhân quyền, Phiên họp tại Geneva đã thành công tốt đẹp.

Tại Phiên họp, Đoàn liên ngành của Việt Nam đã chia sẻ những thành tựu đáng khích lệ trong việc bảo vệ và phát huy quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời cũng cung cấp thêm những thông tin cụ thể để các thành viên Ủy ban Nhân quyền hiểu rõ và chính xác về tình hình thực thi Công ước ICCPR ở Việt Nam; bác bỏ những luận điểm sai trái, không có tính chất xây dựng của một số tổ chức, cá nhân về vấn đề này.

Ủy ban Nhân quyền LHQ đã đánh giá cao việc tham gia và đối thoại của Đoàn Việt Nam tại Phiên họp. Các thành viên Ủy ban Nhân quyền cũng ghi nhận những kết quả đáng khích lệ của Việt Nam về thực thi Công ước ICCPR, đồng thời tin tưởng rằng với cam kết mạnh mẽ và những nỗ lực không ngừng, Việt Nam tiếp tục bảo vệ và phát huy ngày càng tốt hơn quyền con người, quyền công dân.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, cũng giống như các quốc gia đang phát triển khác, trong quá trình triển khai thực hiện Công ước ICCPR, Việt Nam vẫn phải đối mặt với không ít các khó khăn, thách thức xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như trình độ phát triển thấp; năng lực xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực không cao; các nguồn lực cần thiết dành cho phát triển, an sinh xã hội chưa được bảo đảm bền vững; tác động của những vấn đề toàn cầu, an ninh phi truyền thống trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng. Điều này cũng ảnh hưởng tới việc thực hiện Công ước của Việt Nam.

Do vậy, Việt Nam mong muốn Ủy ban Nhân quyền và các quốc gia hiểu rõ, đồng hành và sẵn sàng chia sẻ những khó khăn đó với Việt Nam trong thời gian tới. Việt Nam dự kiến sẽ có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền LHQ đưa ra sau Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam.

Trong đó, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực và đặt ưu tiên cao nhất là tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách pháp luật và tư pháp, thực thi có hiệu quả các quy định pháp luật. Những kết quả đã đạt được cho thấy một niềm tin vững chắc là Việt Nam sẽ tiếp tục cố gắng đạt nhiều thành tựu tốt hơn trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong thời gian tới. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.