Việt Nam - Ấn Độ: Tháo gỡ vướng mắc trong hợp tác quốc phòng, an ninh

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
(PLO) - Đánh giá hợp tác quốc phòng – an ninh là trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đề nghị tăng cường hơn nữa hợp tác tin cậy và hiệu quả trong các lĩnh vực này; chỉ đạo các bộ, ngành liên quan quan tâm tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình hợp tác.

Theo Bộ Ngoại giao, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN - Ấn Độ và Lễ kỷ niệm lần thứ 69 Ngày Cộng hòa Ấn Độ tại New Delhi, tối 24/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Tại cuộc hội đàm, đánh giá hợp tác quốc phòng – an ninh là trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước, hai Thủ tướng đề nghị tăng cường hơn nữa hợp tác tin cậy và hiệu quả trong các lĩnh vực này, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan quan tâm tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình hợp tác.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nâng cao năng lực, tiếng Anh, chuyển giao công nghệ quốc phòng và cung cấp tín dụng quốc phòng. Thủ tướng Modi hoan nghênh hai bên tiếp tục trao đổi đoàn, duy trì các cơ chế hợp tác quốc phòng, an ninh; đề nghị hai bên tích cực triển khai một số gói tín dụng quốc phòng đã thỏa thuận.

Hai bên nhất trí kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng nhanh nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh hai nước cũng như các mặt hợp tác khác; đầu tư song phương vẫn còn hạn chế. Để đạt mục tiêu kim ngạch 15 tỷ USD vào năm 2020, hai Thủ tướng đề nghị Tiểu ban Thương mại hai nước sớm họp trong đầu năm 2018 để nghiên cứu, tìm hướng giải quyết, trong đó cần đẩy mạnh nghiên cứu kết nối hàng không và hàng hải nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển, giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh của hàng hóa hai nước; hạn chế và từng bước xóa bỏ các rào cản thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu của hai nước. 

Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhất trí về tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh và tự do hàng hải và hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), thúc giục xây dựng COC hiệu quả, phù hợp và mang tính ràng buộc pháp lý. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao lập trường của Ấn Độ về vấn đề Biển Đông và hoan nghênh Ấn Độ tiếp tục hợp tác với Việt Nam thăm dò, khai thác dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông; cho biết Việt Nam sẵn sàng phối hợp với phía Ấn Độ và các nước ASEAN để thúc đẩy nội dung hợp tác an ninh biển tại các Hội nghị quan trọng của khu vực.

Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN - Ấn Độ, sáng 25/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới dự Lễ động thổ xây dựng trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ. Sau khi tham gia nghi lễ đốt đèn – nghi thức truyền thống của người dân Ấn Độ trong những dịp lễ quan trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tiến hành nghi thức động thổ công trình Trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.

Phát biểu tại buổi lễ, bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của tình hữu nghị truyền thống gắn bó giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, sự kiện khởi công Trụ sở mới của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đặc biệt có ý nghĩa, góp phần thúc đẩy mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả hơn. Việc có được Trụ sở và Nhà ở mới sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi cho cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam hoàn thành các nhiệm vụ đối ngoại, tập trung thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn, Chính phủ và các cơ quan hữu quan của Ấn Độ, Hội đồng thành phố Delhi tiếp tục quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện để Dự án được triển khai đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.