Việt Nam - Ấn Độ hướng mục tiêu kim ngạch 15 tỷ USD

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và Phó Tổng thống Ấn Độ. Ảnh: VGP
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và Phó Tổng thống Ấn Độ. Ảnh: VGP
(PLVN) - Sáng 10/5, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã chủ trì lễ đón chính thức Phó Tổng thống Ấn Độ Venkaiah Naidu đang thăm chính thức Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc 2019 (Vesak 2019). Sau lễ đón, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã hội đàm với Phó Tổng thống Ấn Độ Venkaiah Naidu.

Tại hội đàm, 2 bên nhất trí tiếp tục duy trì đều đặn các chuyến thăm/tiếp xúc cấp cao và các cấp, trên các kênh Đảng, Nhà nước, địa phương và giao lưu nhân dân đồng thời triển khai hiệu quả các văn kiện hợp tác đã ký. Hai nhà lãnh đạo đánh giá hợp tác quốc phòng - an ninh tiếp tục hiệu quả, thực chất và hoan nghênh việc hai bên đã tổ chức Đối thoại an ninh biển lần thứ nhất (tháng 3/2019) và các tàu hải quân/cảnh sát biển Ấn Độ thăm Việt Nam từ đầu năm 2019.

Hai bên nhất trí kinh tế-thương mại-đầu tư là lĩnh vực trọng tâm cần thúc đẩy và cùng nỗ lực đạt mục tiêu kim ngạch 15 tỷ USD trong thời gian tới. Đánh giá cao thành công Kỳ họp lần thứ 4 Tiểu ban Hỗn hợp Thương mại (1/2019), hai bên đề nghị sớm xây dựng các kế hoạch cụ thể để triển khai hiệu quả các thỏa thuận thương mại đã ký và đồng thời tháo gỡ các rào cản, vướng mắc hiện có. Hai nhà lãnh đạo cũng đề nghị tăng cường xúc tiến đầu tư, nhất là trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, năng lượng, năng lượng tái tạo, hạ tầng, nông nghiệp chất lượng cao, đổi mới sáng tạo, dầu khí. Hai bên nhất trí thúc đẩy sớm khai thác đường bay thẳng kết nối các thành phố lớn hai nước. 

Phó Tổng thống Ấn Độ bày tỏ cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của phía Việt Nam; chúc mừng việc Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc được tổ chức tại Việt Nam; đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên để triển khai hiệu quả các Dự án bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn tại tỉnh Quảng Nam và hỗ trợ cộng đồng Chăm tại tỉnh Ninh Thuận. Hai bên nhất trí tiếp tục ủng hộ các địa phương tăng cường hợp tác, thiết lập quan hệ kết nghĩa giữa các thành phố và duy trì trao đổi đoàn đại biểu thanh niên thường niên nhằm tạo điều kiện để thế hệ tương lai của hai nước tìm hiểu lịch sử, văn hóa lẫn nhau. Phó Chủ tịch nước đánh giá cao và đề nghị Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ các dự án trao chân giả cho người khuyết tật tại các địa phương của Việt Nam.

Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Hai bên khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế, nhất là trong khuôn khổ Liên Hợp quốc; ủng hộ lẫn nhau ứng cử vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, Việt Nam nhiệm kỳ 2020 – 2021, Ấn Độ nhiệm kỳ 2021 – 2022. Phó Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam ủng hộ chính sách “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ và hoan nghênh lập trường của Ấn Độ về Biển Đông thời gian qua và đề nghị Ấn Độ tiếp tục ủng hộ việc duy trì trật tự tại Biển Đông dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm tự do, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không; giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Theo Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, vào ngày 11/5 tới, tại Đại sứ quán Ấn Độ, Phó Tổng thống Venkaiah Naidu sẽ tham dự Lễ khai mạc dự án lắp chân giả Jaipur Foot. Trong năm 2019, Tổ chức Bhagwan Mahavir Viklang Sahyata Samiti (BMVSS) với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, Chính phủ Ấn Độ và Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Ninh, Sở Ngoại vụ tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức trại lắp chân giả theo đề án “Ấn Độ vì nhân đạo” để kỷ niệm 150 năm ngày sinh Mahatma Gandhi. 

Dự kiến, trong năm 2019 sẽ có 500 người khuyết tật Việt Nam nhận được sự giúp đỡ từ chương trình này. Trước đó, năm 2018, Đại sứ quán Ấn Độ đã đồng hành với BMVSS tổ chức các trại hỗ trợ nhân đạo thực hiện việc lắp chân giả tại 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

Đọc thêm

Khắc phục tình trạng cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, không làm

Hình minh họa
(PLVN) -  Theo một số đại biểu Quốc hội, tình trạng GDP của nước ta tăng trưởng chậm trong những tháng đầu năm, ngoài nguyên nhân khách quan, còn có ảnh hưởng một phần từ việc một bộ phận cán bộ né tránh, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ. Do đó, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để khắc phục triệt để tình trạng này trong thời gian tới.

Năm 2024, Quốc hội sẽ giám sát tối cao việc thực hiện Nghị quyết số 43

Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Bà Phạm Thu Hằng là Người phát ngôn Bộ Ngoại giao

Bà Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Sáng nay, 8/6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm bà Phạm Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí kiêm Phó Phát ngôn, giữ chức Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí kiêm Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao.

Báo chí phải thúc đẩy và kết nối các lực lượng tham gia đấu tranh phòng, chống tiêu cực

Quang cảnh buổi tọa đàm.
(PLVN) - Báo chí phải là những lực lượng thúc đẩy sự tham gia và kết nối các lực lượng khác cùng tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; cùng tuyên truyền để nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của công cuộc này; nhìn thấy sự công khai, minh bạch, tinh thần và ý chí của toàn Đảng, toàn dân để làm sao tạo ra sự phát triển bền vững, xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh.

Kiên quyết không để xảy ra việc cán bộ đùn đẩy, né tránh trách nhiệm

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trả lời chất vấn sáng 8/6.
(PLVN) - Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 8/6 tại Kỳ họp thứ 5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã phát biểu làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời trực tiếp các chất vấn của đại biểu Quốc hội, trong đó nhấn mạnh yêu cầu kiên quyết không để xảy ra việc cán bộ đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.

Chủ tịch Quốc hội: Phải giải quyết dứt điểm tồn đọng của các dự án PPP trong năm 2023

Chủ tịch Quốc hội kết thúc nhóm vấn đề thứ tư của phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5.
(PLVN) - Sáng ngày 8/6, phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ tư của phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận những kết quả đạt được của ngành Giao thông vận tải và thẳng thắn chỉ ra những bất cập, hạn chế của ngành giao thông trong thời gian qua.

Chính phủ đề nghị nghiên cứu hoàn thiện chế độ tiền lương mới

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Chính phủ giao Bộ Nội vụ tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu ý kiến của Đại biểu Quốc hội, của cử tri và của các bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bên lề Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội điều hành rất sát phiên chất vấn

Bên lề Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội điều hành rất sát phiên chất vấn
(PLVN) -  Các đại biểu Quốc hội đánh giá, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành rất sát phiên chất vấn. Qua phần chất vấn của các Bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội luôn lắng nghe và ghi rất chính xác những câu hỏi của các đại biểu, những câu hỏi chưa được trả lời hoặc Bộ trưởng trả lời chưa trúng đã có sự điều hành để Bộ trưởng trả lời đúng trọng tâm những vấn đề đặt ra.

Giá đăng kiểm sẽ do thị trường quyết định

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn.
(PLVN) -Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại phiên họp phiên toàn thể tại hội trường của Quốc hội chiều nay - 7/6, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết:  “Bộ GTVT đã phối hợp với Bộ Tài chính và đã đưa nội dung này vào dự thảo Luật Giá, theo đó loại bỏ giá đăng kiểm ra khỏi danh mục giá đang quản lý và để thị trường quyết định.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước: Nỗ lực phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước: Nỗ lực phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam
(PLVN) -  Được xem như cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa, có thể khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đã và đang rọi sáng cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ trong tình hình hiện nay cũng như hoàn thiện, củng cố hệ thống pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

'Chìa khóa' tháo gỡ

Ảnh quochoi.vn
(PLVN) -  Bắt đầu từ hôm qua (6/6), Quốc hội đã và đang chất vấn Chính phủ, các “Tư lệnh ngành” được ủy quyền sẽ trả lời chất vấn đối với 4 nhóm vấn đề: LĐ-TB&XH; dân tộc; KH&CN; GTVT.

Nâng cao trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ khóa XIII. (Ảnh Trí Dũng-TTXVN)
(PLVN) -  Làm tốt hơn nữa công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ ra khỏi đội ngũ những người sa vào tham nhũng, hư hỏng… Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu gương; tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức.

Các Bộ trưởng đã đi thẳng vào vấn đề, không né tránh

Ảnh quochoi.vn
(PLVN) -  Theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với hai nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội và lĩnh vực dân tộc diễn ra hôm nay (6/6), các đại biểu đánh giá các Bộ trưởng đã không né tránh, đi vào vấn đề một cách thẳng thắn. Tuy nhiên, các Bộ trưởng cần làm rõ thêm một số giải pháp để có thể giải quyết tốt vấn đề đặt ra.

Công tác dân tộc - nhiệm vụ chiến lược lâu dài, cấp bách

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định, thời gian qua, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước phát triển rõ rệt; sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, phong phú; khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố và tăng cường...

Dấu ấn nổi bật của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Quảng Trị

Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) -  Sáng 6/6, tại TP Đông Hà, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội thảo khoa học “Bằng chứng lịch sử và vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”.

'Quy định đóng bảo hiểm 20 năm mới hưởng lương hưu, người lao động khó chờ đợi được'

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn.
(PLVN) - Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại phiên họp sáng nay, 6/6, đề cập về việc sửa Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng cần tính một cách tổng thể các chính sách liên quan đến BHXH. Theo Bộ trưởng, những ngành sản xuất thâm dụng lao động như dệt may mà quy định kéo dài 20 năm, lao động nam đủ 62 tuổi mới được nghỉ hưu, lao động nữ 60 tuổi đều rất "khó đợi được".