Việt - Lào nhất trí thúc đẩy ký kết các văn kiện hợp tác về an ninh, tư pháp

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Phó Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone. Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Phó Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone. Ảnh: VGP
(PLVN) - Nhận lời mời của Phó Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dẫn đầu đã thăm làm việc tại Lào từ ngày 24-25/6/2019.

Hội đàm với Phó Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone chiều 24/6, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định Lãnh đạo và nhân dân Việt Nam luôn mong muốn đất nước Lào phát triển ổn định và phồn vinh, có vị thế ngày càng cao trong khu vực và quốc tế; nhân dân Lào có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Phó Thủ tướng Sonexay Siphandone bày tỏ cảm ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã luôn dành sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn vô điều kiện cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Lào cũng như sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước ngày nay.

Trao đổi về quan hệ hai nước, hai bên khẳng định sẽ tiếp tục dành ưu tiên cao nhất và làm hết sức mình vun đắp cho quan hệ Việt Nam – Lào phát triển bền vững, coi đây là quy luật phát triển, có ý nghĩa sống còn và là một trong những nhân tố quyết định đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp cách mạng mỗi nước.

Về hợp tác an ninh - quốc phòng, hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp thực hiện Thỏa thuận về giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước đúng thời hạn, thúc đẩy ký kết một số văn kiện hợp tác về an ninh và tư pháp, tổ chức tốt Hội nghị tổng kết mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo – Densavan cũng như các hoạt động kỷ niệm 70 năm truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam giúp Lào (30/10/1949 – 30/10/2019). 

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao tiến triển tích cực trong hợp tác thương mại giữa hai nước, theo đó, kim ngạch thương mại đạt hai chiều 5 tháng đầu năm 2019 đạt gần 493 triệu USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ. Việt Nam tiếp tục giữ vững là nhà đầu tư  lớn thứ 3 tại Lào với 410 dự án đầu tư và tổng vốn đăng ký 4,22 tỷ USD; các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Lào.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Lào tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư và triển khai dự án tại Lào, ưu tiên giao các dự án dọc biên giới cho doanh nghiệp hai nước; rà soát, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hạ tầng kết nối giao thông, thực hiện đồng bộ các giải pháp,  đặc biệt là tạo lập hành lang pháp lý ổn định, minh bạch, môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo lập niềm tin cho các nhà đầu tư; đề nghị Lào sớm tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp lần hai giữa Thủ tướng Lào và doanh nghiệp Việt Nam bị hoãn từ tháng 12/2018.

Phó Thủ tướng Sonexay Siphandone nhất trí hai bên tiếp tục phối hợp mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại; thúc đẩy xây dựng và ký Bản ghi nhớ/Thỏa thuận về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới trong năm 2019; xem xét, tổ chức đàm phán điều chỉnh bổ sung nội dung Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào (ký năm 2015) và Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam – Lào (ký năm 2015) phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện.

Phó Thủ tướng Sonexay Siphandone đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam quan tâm thúc đẩy việc triển khai Dự án Nhà Quốc hội mới của Lào bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng mong muốn; khẳng định Chính phủ Lào luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam triển khai các dự án tại Lào, đặc biệt là các dự án trọng điểm, có ý nghĩa đối với quan hệ hai nước như Dự án mua bán điện, Dự án thủy điện Luang Prabang, Dự án phát triển cảng Vũng Áng 1, 2, 3, Dự án đường cao tốc Vientiane - Hà Nội…

Hai bên cũng nhất trí phối hợp thúc đẩy việc triển khai Dự án Công viên Hồ Chí Minh tại Vientiane và Dự án duy tu bảo dưỡng Khu Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Khammuane…

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Chính phủ Lào tiếp tục tạo điều kiện trong việc cấp giấy phép lao động, kinh doanh, cư trú hợp pháp để người Việt tại Lào có điều kiện làm ăn ổn định, lâu dài; điều chỉnh, bổ sung các quy định quản lý người nước ngoài cư trú, lao động tại Lào phù hợp với xu thế chung của thế giới và ASEAN, tiến tới ưu tiên, đơn giản hóa thủ tục, giảm các loại chi phí xin cư trú, lao động cho lao động Việt Nam. 

Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng đã làm việc với Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Somphan Phengkhammy về Dự án xây nhà Quốc hội mới của Lào, đồng thời đi khảo sát hiện trường Dự án. Dự án xây nhà Quốc hội mới của Lào - quà tặng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào - là biểu tượng cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Tin cùng chuyên mục

Đại tá Nguyễn Văn Sơn (ở giữa) - Trung đoàn trưởng, bay buồng trước (Trung đoàn không quân 940) được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa ra ngoài. Ảnh: Trung đoàn 940.

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công

(PLVN) - Theo thông tin từ Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam), Chủ tịch nước có Quyết định số 1267/QĐ-CTN ngày 21/11/2024 về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 940 và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 940 (Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng).

Đọc thêm

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 2: Phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ - 'khó nhiều bề'

Ban Chấp hành Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 có 9 thành viên. (Ảnh: Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội)
(PLVN) - Phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ rất quan trọng vì đây là lực lượng góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với xã hội qua các tác phẩm nghệ thuật. Thế nhưng, thực tiễn công tác phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ Thủ đô hiện nay và bản thân nhận thức, nỗ lực của lực lượng văn nghệ sĩ Thủ đô để đứng vào hàng ngũ của Đảng đôi khi vẫn là “hai đường thẳng song song”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia
Ngày 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11/2024.

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tại Malaysia

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tại Malaysia
Trưa 21/11 (theo giờ địa phương), tại Phủ Thủ tướng, Trung tâm hành chính Putrajaya, Malaysia, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sang thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân từ ngày 21-23/11, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho Nguyên thủ quốc gia thăm chính thức.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 1: Tự hào là người chiến sĩ trên 'mặt trận văn hóa'

Hà Nội có 97 tác phẩm xuất sắc được trao giải trong Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4 năm 2024. (Ảnh: CTV)
(PLVN) -  Ngày 24/11/1946, tại Nhà hát Lớn TP Hà Nội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã diễn ra. Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”. Lá thư Người gửi giới họa sĩ và văn nghệ sĩ năm 1951 đến nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Kiến tạo trong kỷ nguyên mới phải đột phá đi thẳng vào hiện đại

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh trong bài: V.Anh)
(PLVN) - Yêu cầu bao trùm trong kiến tạo kỷ nguyên mới là phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình “đột phá kép”. Một mặt, phải đột phá đi thẳng vào hiện đại, vào những lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế. Mặt khác, phải đột phá trong việc giải quyết triệt để những “điểm nghẽn”, những khó khăn đang kìm hãm, cản trở sự phát triển của đất nước.

Khẳng định vị thế quốc tế của Việt Nam trong giải quyết thách thức toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2024 tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bàn làm chứ không bàn lùi

Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) -  Chiều 20/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với chủ trương đầu tư dự án với tinh thần bàn làm chứ không bàn lùi.

Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội làm việc phiên toàn thể tại hội trường nghe các báo cáo về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội Việt Nam: Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước và Nhân dân

Bác Hồ phát biểu tại kỳ họp thứ năm Quốc hội Khóa I ngày 20/9/1955. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Quốc hội nước ta được thành lập trong những năm chiến tranh chống xâm lược, do toàn dân tự do bầu cử, là đại biểu chân chính của nhân dân cả nước từ Bắc đến Nam. Đến nay, trước tình hình mới, nhiệm vụ mới, Quốc hội đã, đang cùng Nhân dân và Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia, đưa đất nước ta từng bước đủ “cơ đồ, vị thế, tiềm lực và uy tín” để “sánh vai với các cường quốc năm châu” .

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil, tối 19/11 (theo giờ địa phương, sáng 20/11 giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Las Americas, Thủ đô Santo Domingo, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Dominica Luis Abinader và Phu nhân.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ cuối: Quyết tâm và quyết tâm cao hơn nữa

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Suy cho cùng, điều quan trọng nhất là chất lượng các đạo luật phải đáp ứng được yêu cầu kiến tạo để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, hùng cường và thịnh vượng, hội nhập quốc tế sâu rộng. Trên tinh thần đó, chúng ta đã cố gắng, càng cố gắng hơn nữa, đã quyết tâm, càng phải quyết tâm cao hơn nữa.

longformKế hoạch của Bộ Tư pháp về Tổng kết thực hiện Nghị Quyết số 18 - NQ/TW

Kế hoạch của Bộ Tư pháp về Tổng kết thực hiện Nghị Quyết số 18 - NQ/TW
(PLVN) - Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về Tổng kết Nghị quyết 18- NQ/TW đã ban hành Kế hoạch tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới , sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng đăng toàn văn Kế hoạch: