Viếng Tổ đình Viên Minh, nơi bậc chân tu hoá đạo

0:00 / 0:00
0:00
Thế là một ngày Thu Hà Nội nắng đẹp, gia đình con được về thăm Thầy, thăm Tổ đình Viên Minh. Thật tiếc Chùa vẫn còn đây, hàng cau nghiêng nắng trước sân chùa mà bóng Thầy đã xa khuất, mà Thầy chỉ còn trong ký ức người ở lại...

Thật khó có thể giải thích vì sao đến giờ, con mới tới được Tổ đình Viên Minh để viếng Chùa. Tâm niệm viếng Tổ đình Viên Minh khởi lên từ rất lâu trong tâm khảm mà nhân duyên chưa tới. Rồi một ngày nghe tin Thầy tạ thế, lòng chợt bâng khuâng, nghẹn ngào: Vậy là mình đã mất đi cơ hội, mất đi nhân duyên quý giá trong đời kiếp này là được gặp Thầy...

Sáng mùa Thu nay, Chùa Ráng, tên gọi dân gian của Tổ đình Viên Minh, bừng nắng thu. Những hàng cây cau vẫn rì rào trong gió như cách nay cả vài chục năm. Đại đức Thích Thanh Vịnh và vài Phật tử ngồi trà đàm trên chiếc tràng kỷ đã ngả màu thời gian. Giọng Đại đức nhỏ nhẹ, đôi mắt sáng, gương mặt hiền hoà, dáng điệu từ tốn. Hàng chục năm làm thị giả của Đức Hoà thượng Pháp chủ Thích Phổ Tuệ, hẳn Đại đức đã trải qua nhiều trải nghiệm tâm linh đáng quý từ bậc cao tăng, bậc chân tu một đời trọn vẹn với Đạo Pháp.

Nhà Tổ, nơi Đức Pháp chủ sinh hoạt hàng ngày.

Chiếc giường bậc chân tu nằm vẫn còn đó, được xếp đặt sạch sẽ, tươm tất và ấm áp dưới nắng thu xao xuyến. Chiếc ghế cụ ngồi hóng ra cửa chùa đã được cất đi. 'Nhưng cụ vẫn đâu đây, nếu còn chiếc ghế ấy ở chỗ ấy thì tôi vẫn mường tượng ra Cụ vẫn ở đây trong chùa này thôi" một Phật tử lớn tuổi nói.

Bậc chân tu nghỉ ngơi trên chiếc giường này đến năm 103 tuổi đời.

Hôm nay Tổ đình Viên Minh vắng tín thí thập phương. Khác với lao xao đời thường, lao xao truyền thông báo chí. Truyền rằng khi Ngài đang tại thế, có người xin cúng tiền cho Chùa. Biết chuyện, Cụ gọi bảo: "Trong Chùa có tiền không tốt, tôi không ở gần tiền được". Có người gởi con vào Chùa ở một thời gian để tu tâm dưỡng tính. Cậu trai này đang sức lớn, nhưng rất ngoan, ăn chay hàng tháng, không kêu ca dù rất... thèm ăn thịt. Nghe nói Cụ bảo nhỏ người nấu cơm, cháu nó thế, mỗi ngày thôi cứ để nó ăn thêm quả trứng.

Con nghe người bạn thân cận với một doanh nghiệp kể lại: Doanh nghiệp khi ấy đang gặp khó khăn về nhận diện những vô thường của cuộc đời. Họ muốn gặp Cụ, rồi phát tâm cúng dường xây chùa cho to hơn, Phật lớn hơn. Cụ không đồng ý. Thế rồi, xây cái này xây cái kia, Cụ đưa tiền cho doanh nghiệp để xây. Từng đồng tiền được Cụ cất giữ cẩn thận, vuốt phẳng phiu, đưa cho doanh nghiệp, là tiền cúng dường của Phật tử khắp nơi, để họ quyết toán cho công trình.

Ngay trên tường căn nhà tri khách, có Bằng khen của một tổ chức từ thiện về chất độc da cam, ghi nhận rằng Cụ đã công đức cho tổ chức này 780 triệu đồng. Là 780 triệu đồng, không phải 800 và cũng không phải 700 cho chẵn. Vì đó là tiền Phật tử cúng dàng, mà nhà Chùa cất kỹ, trân trọng, nâng niu...

Được nghe về bậc danh tăng Thích Phổ Tuệ đã từ lâu, nhưng nhân duyên nào đó khiến cho con không có cơ hội được gặp Cụ ngoài đời bằng thân tứ đại mà Nhà Phật thuyết giảng. Đó là điều thật đáng tiếc của đời con. Điều thật đau lòng và thua thiệt.

Viếng Tổ đình Viên Minh hôm nay, để lòng mình được an ủi, để vô thường hôm nay lướt qua trong từng mỗi sát na, để tàng thức con ghi nhớ chút phước báu còn lại của cõi đời mênh mông, vô thuỷ vô chung nầy....

Tổ đình Viên Minh ngày 4/11/2022 (DL).

Đọc thêm

Khi người trẻ đơn độc trong tình yêu

Yêu trước ngày cưới kết thúc với 1 tỷ người xem. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, phim Yêu trước ngày cưới thu hút sự chú ý của khán giả không chỉ bởi diễn viên đẹp mà còn là những câu chuyện rất thật của người trẻ trong hành trình lập nghiệp và tình yêu…

Về Kẻ Mía, nghe giai thoại sứ thần Giang Văn Minh

Về Kẻ Mía, nghe giai thoại sứ thần Giang Văn Minh
(PLVN) - Nếu có dịp chu du về xứ Đoài mây trắng, bạn nhớ ghé thăm di tích Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh ở làng Kẻ Mía, thôn Mông Phụ (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), để nghe về cuộc đời huyền thoại vị sứ thần thời hậu Lê, nổi tiếng tài trí, trung quân, ái quốc.

Đền cổ linh thiêng thờ công chúa thời Trần 12 lần được sắc phong

Ngôi đền cổ ẩn mình dưới những tán cây di sản gần ngàn năm tuổi...
(PLVN) - Nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, di tích đền Mõ thuộc huyện Kiến Thụy thờ công chúa Quỳnh Trân (con gái vua Trần Thánh Tông). Bà là người có công xây dựng quê hương, đất nước nên khi bà mất được nhân dân trong vùng tôn vinh là Thánh, ngôi đền thờ Bà đã được các triều đại trao 12 bản sắc phong.

Đình thờ tam vị thành hoàng của kinh thành Thăng Long

Cổng đình Tân Khai.
(PLVN) - Đình Tân Khai (tên gọi khác là đình Thái Cam) nằm trong Cụm di tích cấp quốc gia đình Tân Khai - chùa Thái Cam, thuộc địa phận phường Hàng Bồ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ngôi đình cổ kính và linh thiêng này thờ tam vị Thành hoàng bảo hộ cho kinh thành Thăng Long xưa.

Tín ngưỡng thờ Mẫu: Cần chấn chỉnh “đồng đua”, “đồng đú”

Tam tòa Thánh Mẫu - ba vị Thánh tối linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. (Ảnh: Ngọc Dưỡng)
(PLVN) - Tín ngưỡng thờ Mẫu, nghi lễ hầu đồng với những giá trị triết lý, đạo đức và văn hóa sâu sắc được nhân dân tích cực tham gia và cuộc sống ghi nhận. Tuy nhiên tại một số nơi, việc thực hành nghi lễ hầu đồng nảy sinh một số tiêu cực trong đó lo ngại nhất là hành vi biến tướng và lệch chuẩn.

Phụ nữ khí chất

Phụ nữ khí chất luôn hiểu, thành thật và yêu bản thân mình. (Nguồn ảnh: Sức khỏe và đời sống)
(PLVN) - Phái đẹp ở mỗi một thời kì sẽ sở hữu một tố chất nổi bật giúp họ tỏa sáng, trở thành tâm điểm của đời sống. Ở thời đại của sự giải phóng phụ nữ, đề cao nữ quyền, “khí chất” là một trong những yếu tố được nhắc đến nhiều. Người ta hay nói nhiều về “phụ nữ khí chất”, nhưng “khí chất” thực sự là gì, thì đôi khi không mấy ai định nghĩa rõ ràng được.

Nói ra để chữa lành

Học cách tâm sự, nói ra cũng là cách giúp bản thân không bị tổn thương, mối quan hệ tốt đẹp hơn. (Nguồn ảnh: ĐSPL)
(PLVN) - Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tổn thương dai dẳng và những căn bệnh tâm lý, đó là thiếu chia sẻ, giấu kín mọi nỗi niềm của bản thân. Học cách nói ra, giãi bày cũng chính là học cách chữa lành vết thương tâm hồn.

Chúc Tết Nguyên tiêu đồng bào dân tộc Hoa ở Cà Mau

Chúc Tết Nguyên tiêu đồng bào dân tộc Hoa ở Cà Mau
(PLVN) - Ngày 24/2 (nhằm Rằm tháng Giêng âm lịch), đoàn cán bộ Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau đến chúc mừng, tặng quà tại miếu Bà Thiên Hậu và chùa Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm; tặng quà cho các vị người có uy tín, các vị cao niên và thành viên các Hội Đoàn người Hoa trên địa bàn tỉnh.

Vì một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các địa phương chủ động tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội. (Ảnh minh họa internet).
(PLVN) - Nhiều lễ hội mùa xuân đã tưng bừng khai hội. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhận định, trong mùa lễ hội năm nay, nhiều bất cập đã được chấn chỉnh nhờ sự vào cuộc tích cực của các địa phương...

Ý nghĩa về ngày rằm tháng Giêng trong Phật giáo

Ý nghĩa về ngày rằm tháng Giêng trong Phật giáo
Rằm tháng Giêng theo dân gian có tên gọi tết Nguyên tiêu. "Nguyên" là đầu, ý nói tháng đầu tiên của năm, "tiêu" là dạ có nghĩa là đêm. Tết nguyên tiêu là đêm rằm nguyên vẹn, là ngày rằm xem như là ngày rằm đầu tiên của một năm, và ngày rằm đó xem như là ánh sáng cho cả một năm.

Bí mật những chiếc ấn thiêng

Bí mật những chiếc ấn thiêng (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Đầu năm khai Xuân, những chiếc ấn thiêng khác đang là nỗi khao khát của nhiều người. Những chiếc "ấn vua ban" này có thực sự mang một năng lực siêu nhiên cho người sở hữu? 

Hàng vạn người tham dự khai hội Xuân Yên Tử năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, gióng trống khai hội.
(PLVN) - Sáng 19/2 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Khu di tích danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh), đã diễn ra lễ Khai hội Xuân Yên Tử năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn và kéo dài nhất khu vực phía Bắc, thu hút hàng vạn tăng ni, phật tử và du khách về với vùng đất phật linh thiêng để chiêm bái, vãn cảnh.