Viện Tim mạch làm chủ kỹ thuật thay van động mạch chủ qua ống thông bằng gây tê tại chỗ

Điều dưỡng chăm sóc cho người bệnh sau can thiệp. Ảnh:BVCC
Điều dưỡng chăm sóc cho người bệnh sau can thiệp. Ảnh:BVCC
(PLVN) - Lần đầu tiên, tại Viện Tim mạch Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai, kíp bác sĩ đã tiến thành thủ thuật thay van động mạch chủ (ĐMC) qua đường ống thông (catheter) (TAVI)  bằng gây tê tại chỗ kết hợp an thần. Thành quả là sau khi thực hiện can thiệp, người bệnh nhanh chóng hồi tỉnh và phục hồi sức khỏe.

Tai họa kép - Bệnh chồng bệnh

Tiền sử vốn khỏe mạnh, không có bệnh tật nhưng 2 tháng gần đây, ông Trần Anh Đức (66 tuổi, Nam Định) thấy xuất hiện tình trạng nói và nuốt khó. Các triệu chứng ngày một tăng nặng kèm theo mệt mỏi khi gắng sức. Ông Đức đến Viện Tai mũi họng Trung ương thì được chẩn đoán ung thư amidal và có chỉ định phẫu thuật cắt Amidal kết hợp nạo vét hạch vùng. Trong khi làm các xét nghiệm đánh giá trước mổ thì các bác sĩ lại phát hiện ông Đức bị hẹp khít van động mạch chủ, có chỉ định chuyển tuyến sang Viện Tim mạch Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai để can thiệp.

Tại Viện Tim mạch Quốc gia, kết quả siêu âm tim cho thấy bệnh nhân Đức có: Hẹp khít và hở nhẹ van động mạch chủ. Van động mạch chủ hai lá van, dày lá van vừa, vôi hóa rải rác 2 bờ van; Chênh áp qua van tối đa: 71 mg, chênh áp trung bình 45 mmHg; Thành thất trái dày, buồng thất trái không giãn (Dd 51 mm, Ds 29 mm) EF 74%.

GS.TS. Nguyễn Lân Việt - Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch chủ trì buổi hội chẩn và thống nhất hướng xử trí: Thay van ĐMC nhằm cải thiện các bệnh lý tim mạch đảm bảo cho bệnh nhân đủ sức khỏe để tiếp tục cuộc đại phẫu thứ 2: phẫu thuật cắt Amidal trái và nạo vét hạch cổ trái nhóm I, II, III.

Đối với bệnh lý hẹp khít động mạch chủ, GS. Lân Việt đưa ra 2 phương án tối ưu để gia đình người bệnh lựa chọn: Phương án thứ nhất: Thay van động mạch chủ (ĐMC) qua đường ống thông (TAVI). Phương án thứ hai: Phẫu thuật thay van động mạch chủ.

Sau khi bàn bạc và thống nhất, gia đình bệnh nhân Đức chọn phương án Thay van động mạch chủ qua ống thông (TAVI). Bệnh nhân được chụp MSCT gốc động mạch chủ để đánh giá tổ chức van và kích thước vòng van động mạch chủ: Vôi hóa lan tỏa van ĐMC gây hẹp khít diện tích lỗ van là 0,92 cm2. Kích thước van động mạch chủ khuyến nghị 26 mm. Bệnh nhân được tiến hành thay van động mạch chủ qua ống thông (TAVI) cỡ van 29 mm. PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, trưởng kíp can thiệp chia sẻ: Điều đặc biệt trong ca can thiệp này là bệnh nhân bị ung thư almidan.

Vì vậy để đảm bảo an toàn và đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân, kíp can thiệp chúng tôi quyết định gây tê tại chỗ kết hợp an thần thay vì gây mê như mọi khi. Đây là ca TAVI đầu tiên được áp dụng dưới sự hỗ trợ của gây tê tại chỗ.

Lợi thế của việc gây tê tại chỗ thay vì gây mê toàn thân qua nội khí quản giúp giảm thời gian tiến hành thủ thuật, giảm nguy cơ phải dùng thuốc vận mạch trong quá trình tiến hành thay van, đồng thời cũng giúp người bệnh hồi tỉnh ngay, tránh những biến chứng của việc thở máy xâm nhập, giảm thời gian nằm viện.

Chia sẻ về kết quả của ca can thiệp, bệnh nhân Trần Anh Đức hào hứng tâm sự: Tôi rất hài lòng với kết quả của ca can thiệp. Trước khi thực hiện thủ thuật, GS.TS. Nguyễn Lân Việt, đã giải thích với tôi rất cặn kẽ về kỹ thuật và can thiệp cho tôi là kíp bác sĩ giỏi nhất, tinh nhuệ nhất của Viện Tim mạch. Bác sĩ gây tê cũng gặp và trao đổi rõ ràng để tôi chuẩn bị và hiểu về những gì bác sĩ sẽ làm với tôi.

Ca can thiệp diễn ra thuận lợi, trong quá trình thực hiện, tôi không thấy đau chút nào và sau đó tôi tỉnh ngay. Tôi thấy khỏe hẳn, thay đổi hẳn, không còn cảm giác mệt mỏi như trước khi can thiệp và bây giờ tôi mong sớm được mổ cắt amidan và nạo vét các tế bào ung thư.

TAVI là gì? Phù hợp với bệnh cảnh nào?

ThS.BS. Đinh Huỳnh Linh, thành viên kíp can thiệp, chia sẻ: Trước đây phẫu thay van động mạch chủ là cách duy nhất để giúp cải thiện các triệu chứng và tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân mắc hẹp khít van động mạch chủ. Tuy nhiên, có một số lượng không nhỏ bệnh nhân bị hẹp van động mạch chủ không thể phẫu thuật do tuổi cao, sức yếu hoặc có các bệnh lý mạn tính kèm theo như bệnh phổi mạn tính, suy thận... Khoảng một phần ba bệnh nhân trên 75 tuổi có hẹp chủ khít không thể tiến hành phẫu thuật do nguy cơ cuộc mổ quá cao.

Kỹ thuật thay van động mạch chủ qua ống thông (TAVI) ra đời, đã trở thành giải pháp tối ưu cho người bị hẹp van động mạch chủ. TAVI là kỹ thuật được thực hiện lần đầu tiên năm 2002 bởi bác sĩ tim mạch can thiệp Dr.Alain Cribier. Kỹ thuật này đã được áp dụng chính thức và thường quy trong khoảng 15 năm nay. Viện Tim mạch Quốc gia đã triển khai khoảng 10 ca TAVI nhưng được thực hiện dưới sự hỗ trợ của gây mê. TAVI thay thế cho phẫu thuật giúp người bệnh không phải đối diện với cuộc mổ mở xương ức và sử dụng máy tuần hoàn ngoài cơ thể. Đại phẫu này khiến bệnh nhân phục hồi sau phẫu thuật lâu, thời gian nằm viện dài.

Với bệnh nhân Anh Đức, đây là lần đầu tiên, Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam triển khai TAVI qua gây tê tại chỗ. Điều này đem lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh. Ngay sau thủ thuật bệnh nhân đã tỉnh táo, tiếp xúc được. Chỉ 1 tuần sau thay van qua đường ống thông, bệnh nhân có thể tiến hành phẫu thuật amydal theo chỉ định của chuyên khoa Tai Mũi Họng.

PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng VTM trao đổi với NB trước khi chuyển viện trở lại Viện TMH

PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng VTM trao đổi với NB trước khi chuyển viện trở lại Viện TMH

Ngoài ra, PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng cho biết, ca TAVI này được tiến hành hoàn toàn với ekip của các bác sĩ Viện Tim mạch, không có sự tham gia của chuyên gia nước ngoài. Trước đây, thủ thuật phức tạp này cần sự tham gia hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài. Việc tiến hành TAVI thành công ở bệnh nhân hẹp van ĐMC phức tạp (van ĐMC hai lá van, vôi hoá nhiều) cho thấy ekip can thiệp của Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam đã thực sự làm chủ kỹ thuật này, đem lại giải pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho các bệnh nhân hẹp van ĐMC ở Việt Nam. Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai, là 1 trong 3 trung tâm tim mạch trong cả nước đã được cấp chứng nhận có thể tiến hành kỹ thuật này một cách độc lập.

Hẹp van động mạch chủ do thoái hoá van là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là mệt, giảm khả năng gắng sức, đau ngực, khó thở. Hẹp van động mạch chủ khi đã biểu hiện triệu chứng thì thường có tiên lượng nặng nề, với tỉ lệ tử vong trong 2 năm lên tới 50%.

Thay van ĐMC qua đường ống thông đã thực sự mở ra hướng đi mới cho các bệnh nhân hẹp khít van ĐMC, đặc biệt là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nội khoa nặng nề, những bệnh nhân không thể tiến hành phẫu thuật tim hở, hoặc nguy cơ phẫu thuật quá cao.

BOX: TAVI là kỹ thuật mở đường vào động mạch đùi, sau đó đẩy van ĐMC sinh học đến vị trí van ĐMC của bệnh nhân, đặt van sinh học ở đó. Van sinh học sẽ hoạt động như một van tim giúp lưu thông máu giữa buồng thất trái và động mạch chủ.

Đây là một thủ thuật phức tạp, đòi hỏi thiết bị hiện đại, bác sĩ tim mạch được đào tạo chuyên môn cao, cũng như sự phối hợp đồng bộ của cả “đội tim mạch”, đảm bảo từng khâu trong hệ thống đều được tiến hành thuận lợi, giảm thiểu nguy cơ cho người bệnh.

Trước đây, TAVI chỉ được chỉ định cho các bệnh nhân nguy cơ phẫu thuật rất cao, khi người bệnh không còn lựa chọn điều trị nào khác. Sau 15 năm phát triển, ngày nay TAVI được mở rộng chỉ định cho cả các đối tượng nguy cơ phẫu thuật trung bình (sắp tới là nguy cơ thấp), bệnh nhân van ĐMC hai lá van, bệnh nhân HoC đơn thuần.

Những tiến bộ mới về thiết bị, kĩ thuật can thiệp, quy trình chuẩn bị và theo dõi bệnh nhân đã giúp TAVI trở thành một thủ thuật đơn giản hơn, an toàn hơn, có tính ứng dụng cao hơn trong thực hành lâm sàng.

Đọc thêm

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...

Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương nêu 'bí quyết' giúp cai thuốc lá thành công

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương.
(PLVN) - Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh – Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương, có 3 yếu tố giúp người hút tránh được tác hại của các loại thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá mới gồm: Hiểu biết, quyết tâm và sự hỗ trợ. Trong đó quyết tâm là yếu tố quan trọng nhất.

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)
(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Chữa lành tổn thương từ “không gian ảo”

Cần phải tách bản thân ra khỏi “thế giới ảo”, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thực để chữa bệnh do mạng xã hội gây ra. (Ảnh minh họa - Nguồn: Trekking-Camping)
(PLVN) - Theo thống kê, có khoảng 73% người Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, có rất nhiều người thường xuyên dùng các tài khoản mạng xã hội. Đây là một không gian tiện lợi để mọi người trò chuyện, kết nối, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, không ít cá nhân đã bị tổn thương tâm lý từ cộng đồng “ảo” trên mạng xã hội.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...