Việc tổ lái tàu Sewol "đào tẩu" tương đương với tội giết người

Người thân các nạn nhân mòn mỏi chờ tin con. Ảnh: Reuters
Người thân các nạn nhân mòn mỏi chờ tin con. Ảnh: Reuters
(PLO) - Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye ngày 21/4 tuyên bố hành vi của thuyền trưởng và thành viên tổ lái của tàu Sewol khi bỏ lại những hành khách còn mắc kẹt trong con tàu bị chìm tương đương như việc giết người. Nhà chức trách Hàn Quốc cũng tuyên bố bắt giữ thêm 4 người có trách nhiệm trên con tàu xấu số. 
Sáu ngày sau vụ chìm tàu, vẻ mệt mỏi lộ rõ trên khuôn mặt của cha mẹ những đứa trẻ còn mất tích trong vụ việc được cho là một trong những thảm họa hàng hải tồi tệ nhất của Hàn Quốc. Dù không ai nói với ai nhưng tất cả đều xác định họ đang chờ đợi thông tin gần như không thể tránh khỏi rằng những người thân yêu của mình đã qua đời. 
Ông Kim Chang-gu, có con trai tên Kim Dong-hyup nằm trong số những người còn mất tích cho biết, ông đã mơ thấy con trai và những âm thanh ảo diệu. “Một số người nói với tôi rằng thằng bé vẫn còn sống, nhưng đến giờ tôi đã từ bỏ hy vọng. Tôi liên tục nghe thấy tiếng con trai gọi “Bố ơi” – ông Kim rầu rĩ kể. 
Yonhap đưa tin, đến 17h00 ngày 21/4, đã có 64 người được xác nhận đã thiệt mạng và 238 người vẫn còn mất tích - nhưng được xác định là cũng đã tử vong – trong vụ chìm tàu Sewol hôm 16/4 vừa qua. Hầu hết các nạn nhân là những học sinh trung học. 
Trong cuộc họp tại Nhà Xanh ngày 21/4, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye đã bày tỏ đau buồn trước những mất mát về người trong vụ chìm tàu, đồng thời chỉ thị truy cứu trách nhiệm dân sự và hình sự tất cả những người có liên quan. Tổng thống Park tuyên bố hành vi đào tẩu của tổ lái tương đương với việc giết người. 
“Hành vi của thuyền trưởng và một số thành viên trong tổ lái là không thể chấp nhận được, nó cũng giống như hành vi giết người, không thể và không nên được dung thứ” – hãng tin Yonhap dẫn lời bà Park tại cuộc họp. Về việc người dân phẫn nộ và chỉ trích công tác cứu hộ, cứu nạn chậm chạp, bà Park cũng khẳng định sẽ xử lý tất cả những công chức có thái độ thờ ơ trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình. 
 Hồi tuần trước, thuyền trưởng Lee Joon-seok, 69 tuổi, và 2 thành viên trong tổ lái đã bị bắt giữ vì các cáo buộc lơ là trách nhiệm và vi phạm luật hàng hải. Đến ngày 22/4, các công tố viên tuyên bố bắt thêm 4 người nữa, gồm 3 thành viên trong tổ lái và 1 kỹ sư trưởng. Các nhân chứng cho biết, một số thành viên trong tổ lái, trong đó có thuyền trưởng Lee, đã rời tàu khi nó bắt đầu chìm trước cả các hành khách. 
Các cuộc điều tra hiện tập trung làm rõ liệu có phải tàu đã rẽ quá đột ngột, dẫn đến mất thăng bằng trước khi bị chìm hay không cũng như việc liệu một lệnh sơ tán có thể giúp nhiều người sống sót hay không. Ngày 20/4, một cảnh sát biển đã công bố băng ghi âm đoạn trao đổi cuối cùng giữa tổ lái và cơ quan kiểm soát hàng hải, trong đó cho thấy thủy thủ đoàn đang hoảng sợ và do dự. 
Trong đoạn băng, nhân viên kiểm soát hàng hải đã vài lần yêu cầu tổ lái cho các hành khách đi ra và mặc áo phao vào trong khi một thành viên thủy thủ đoàn hỏi đi hỏi lại là có sẵn tàu để giải cứu các hành khách khi lệnh sơ tán được đưa ra hay không. Trước đó, thuyền trưởng Lee nói rằng ông ta đã trì hoãn việc sơ tán hành khách vì sợ họ sẽ bị dòng nước xiết cuốn đi.
Bên cạnh đó, đài KBS cho biết, nhóm điều tra chung giữa Viện Kiểm sát và Cảnh sát Biển Hàn Quốc đang mở rộng điều tra đối với các nhân viên Công ty Vận tải Cheonghaejin - công ty quản lý và điều hành tàu Sewol. Viện Kiểm sát cho biết đang điều tra về việc liệu tàu Sewol có thay đổi về cấu trúc và chở quá tải trọng hay không. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.