Việc bổ sung 21 vi chất vào sữa học đường không trái với các văn bản cấp trên

(PLVN) - Đây là câu trả lời của Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Đồng Ngọc Ba  trước câu hỏi liên quan đến quan điểm của Bộ Tư pháp đối với Thông tư số 31/2019/TT-BYT quy định về “yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường”

Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Đồng Ngọc Ba cho biết, việc ban hành thông tư thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của các bộ, đảm bảo chất lượng thông tư về cả tính pháp lý và tính hợp lý, khả thi. Bộ Tư pháp không có thẩm quyền kiểm tra trước khi ban hành đối với thông tư của các Bộ khác, tất nhiên các bộ có thể lấy ý kiến của nhau, trong đó có lấy ý kiến của Bộ Tư pháp nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện hiệu quả được.

Theo Cục trưởng Ba, hiện nay, vẫn có rất nhiều người hiểu rằng các thông tư trước khi ban hành phải có ý kiến đồng ý của Bộ Tư pháp, trong khi về thể chế là không phải như vậy. Sau khi ban hành thông tư, Bộ Tư pháp (đầu mối là Cục Kiểm tra văn bản) có trách nhiệm kiểm tra.

Bộ Tư pháp chỉ có thẩm quyền và trên thực tế chỉ đủ nguồn lực để kiểm tra, kết luận tính pháp lý, không được giao thẩm quyền kết luận tính hợp lý, khả thi hay không của một thông tư. Nếu hỏi thông tư đưa vào áp dụng có tốt cho xã hội không thì trước hết là không đủ thẩm quyền, không đủ thông tin mà phát biểu lên thì có thể gây ra tác động xã hội không phù hợp. 

Tính pháp lý có 2 vấn đề lớn, gồm tính pháp lý về thẩm quyền, nội dung và tính pháp lý liên quan đến trình tự, thủ tục ban hành văn bản, thể thức kỹ thuật. Đi sâu vào chuyên môn thì kiểm tra rất nhiều vấn đề cụ thể.

Cục trưởng Đồng Ngọc Ba
 Cục trưởng Đồng Ngọc Ba

Riêng Thông tư 31, Cục Kiểm tra nhận thấy dư luận rất quan tâm nhưng chủ yếu là về tính hợp lý. Cục đã tác nghiệp theo thẩm quyền được quy định. Về tính pháp lý liên quan đến thẩm quyền, nội dung thì chúng tôi đã rà soát và thấy rằng Bộ trưởng Bộ Y tế có cơ sở để quy định về yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường và tính pháp lý của nội dung bổ sung vi chất thì không trái với các văn bản cấp trên.

Còn việc bổ sung 21 vi chất tốt hay không, có cơ sở để đạt mục đích khi ban hành Thông tư 31 không thì liên quan đến tính hợp lý, khả thi và Bộ Tư pháp không có thẩm quyền kết luận. 

Riêng về tính pháp lý liên quan đến thủ tục, Cục Kiểm tra nhận được thông tin là có sai sót trong đăng dự thảo văn bản – một công việc trong lấy ý kiến trước khi ban hành văn bản – mà theo Điều 101 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì phải đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

Hiện Cục đã xem xét nhưng đến nay chưa có đủ thông tin chính thức để kết luận có vi phạm nghiêm trọng trong đăng dự thảo trên các cổng thông tin hay không. Việc này cũng cần có phối hợp của đội ngũ cán bộ về công nghệ thông tin. Ông Ba lưu ý, về vi phạm trình tự, thủ tục ban hành văn bản, chỉ khi có vi phạm nghiêm trọng thì mới xem xét xử lý văn bản, vi phạm nghiêm trọng hay không cũng phải xem xét trên nhiều khía cạnh. Nếu một quy định tốt mà bãi bỏ chỉ vì sai sót về thủ tục lại càng cần phải thận trọng, kỹ lưỡng. 

Danh sách 21 vi chất bổ sung vào sữa học đường theo Thông tư 31/2019/TT-BYT
 Danh sách 21 vi chất bổ sung vào sữa học đường theo Thông tư 31/2019/TT-BYT

Trước đó, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 31/2019/TT-BYT quy định về “yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường”.

Theo Thông tư 31, nguyên liệu của sữa học đường phải là sữa tươi. Bên cạnh đó, sữa học đường phải bổ sung 21 vi chất dinh dưỡng. Được biết, Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế đã có cuộc họp, thống nhất việc đưa ra quy định bổ sung 21 vi chất đối với sữa học đường, căn cứ trên cơ sở đề xuất của Viện Dinh dưỡng.

Viện Dinh dưỡng cho biết, việc bổ sung 21 loại vi chất vào sản phẩm sữa tươi trong sữa học đường là rất cần thiết và cũng chỉ mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu về vitamin và khoáng chất hàng ngày của trẻ.

Đọc thêm

Công đoàn Bộ Tư pháp Tập huấn cho cán bộ công đoàn về hai nội dung quan trọng

Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại Bộ Tư pháp và Công tác kiểm tra giám sát công đoàn năm 2024 và hai nội dung rất quan trọng đối với công tác công đoàn.
(PLVN) - Trong 2 ngày 10-11/5, Công đoàn Bộ Tư Pháp phối hợp với Cục  Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp)  tổ chức hai sự kiện quan trọng là Hội thảo về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại Bộ Tư pháp và Hội nghị Tập huấn công tác kiểm tra giám sát công đoàn năm 2024.

Hội nghị bàn tròn “Pháp luật và Đạo đức”: Đề xuất nghiên cứu nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan

Hội nghị bàn tròn “Pháp luật và Đạo đức”: Đề xuất nghiên cứu nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan
(PLVN) - Pháp luật và Đạo đức là những vấn đề luôn được các nhà khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu. Nhằm làm rõ hơn khái niệm pháp luật, đạo đức, mối quan hệ giữa chúng qua các thời kỳ cũng như trong một số lĩnh vực cụ thể và việc vận dụng mối quan hệ đó trong điều chỉnh các quan hệ xã hội, sáng 9/5, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị bàn tròn: “Pháp luật và Đạo đức”.

Khai mạc Hội thảo khoa học Pháp luật về trí tuệ nhân tạo

Khai mạc Hội thảo khoa học Pháp luật về trí tuệ nhân tạo
(PLVN) - Ngày 10/5, Bộ Tư pháp phối hợp cùng Phái đoàn Liên minh Châu Âu và Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “ Pháp luật về trí tuệ nhân tạo: Kinh nghiệm quốc tế và các khuyến nghị chính sách cho Việt Nam ”.  Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc tham dự và chủ trì Hội thảo.

Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai năm 2024

Các đại biểu chính thức phát động Cuộc thi.
(PLVN) -Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, sự chỉ đạo của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương. Sáng ngày 7/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp phối hợp Đoàn Thanh niên Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai E - Golden năm 2024.