Viagra, kháng sinh giả... cướp đi một triệu sinh mạng mỗi năm

Thuốc Viagra giả tràn lan ở những nước giàu. Thuốc kháng sinh và thuốc chống sốt rét cướp đi hàng trăm nghìn sinh mạng ở những nước nghèo. Thị trường thuốc giả đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, trở thành một trong những ngành công nghiệp giúp những kẻ buôn lậu hái ra tiền.

Thuốc Viagra giả tràn lan ở những nước giàu. Thuốc kháng sinh và thuốc chống sốt rét cướp đi hàng trăm nghìn sinh mạng ở những nước nghèo. Thị trường thuốc giả đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, trở thành một trong những ngành công nghiệp giúp những kẻ buôn lậu hái ra tiền.

Ông Guillaume Schmidt – một dược sỹ làm việc cho tổ chức Bác sỹ không biên giới tại Thụy Sỹ - cho biết: “Trong tổng số 80 nước mà chúng tôi có chi nhánh, mỗi ngày chúng tôi đều gặp những trường hợp cá nhân hay gia đình phải đi vay mượn tiền để mua thuốc chữa bệnh nhưng lại mua phải thuốc giả. Và điều tệ hại là những loại thuốc này đã gây tổn hại đến sức khỏe hoặc thậm chí còn giết chết người bệnh khi mà họ thậm chí còn không nhận ra đó là thuốc giả”.

Những nạn nhân đang chết mòn vì thuốc giả. Ảnh: Swissinfo
Những nạn nhân đang chết mòn vì thuốc giả. Ảnh: Swissinfo

Theo ông Schmidt, hầu hết các loại thuốc giả đã và đang được lưu thông đều không chứa bất kỳ thành phần nào có tác dụng chữa bệnh.

“Nó có thể chỉ được sản xuất từ nước và bột ngô. Trong một số trường hợp khác, các loại thuốc giả lại chứa các thành phần không đầy đủ, không thích hợp, hay có lẫn nhiều tạp chất. Và đến cuối cùng, tất cả các loại thuốc này đều đưa đến kết quả như nhau” – ông Schmidt nói.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, có đến 200.000 ca tử vong vì bệnh sốt rét mỗi năm có thể tránh được nếu nạn nhân được điều trị bằng thuốc thật. Tổng cộng, các loại thuốc giả được cho là đã gây ra từ 500.000 đến 1 triệu ca tử vong mỗi năm.

Các trường hợp tử vong chủ yếu có liên quan đến việc buôn bán các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh sốt rét, bệnh lao và thuốc chữa AIDS giả.

Tuy nhiên, không chỉ có các loại thuốc chữa bệnh này mà gần như tất cả các loại thuốc đã được cơ quan quản lý cấp phép đều đã bị làm giả. Theo WHO, 10% trong các loại thuốc được bán trên toàn thế giới là thuốc giả.

Tỉ lệ này ở các nước đang phát triển là 30% trong khi ở các nước công nghiệp hóa chỉ có 1% các loại thuốc đang được lưu hành là thuốc giả. “Đây là những con số ước lượng nhỏ nhất dựa trên các số liệu được thu thập tại một số nước” – ông Schmidt nói.

Cũng theo WHO, thị trường thuốc bất hợp pháp có doanh thu hàng năm là khoảng 75 tỉ USD và đã tăng đến 90% trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010. Đây là một thị trường béo bở cũng đang thu hút ngày càng nhiều đối tượng tham gia. “Cũng giống như ma túy, việc sản xuất thuốc cũng được dựa trên một số công thức hóa học nào đó. Loại hình kinh doanh này đưa lại lợi nhuận cao và những mối nguy hiểm thì lại thực sự rất ít” – ông Schmidt giải thích.

Về nguyên nhân dẫn đến thực trạng các loại thuốc giả không những ít đi mà còn ngày càn phát triển, theo ông Schmidt, chính là do sự thiếu vắng một phần hay thậm chí là toàn bộ hệ thống kiểm soát dược phẩm.

 “Quá trình đăng ký kinh doanh các loại thuốc chỉ là vấn đề trên giấy tờ, gần như chẳng có sản phẩm nào thực sự bị kiểm tra tại quầy hàng. Nhà chức trách và các cơ quan y tế thường không có đủ quỹ để làm việc này” – ông Schmidt nói thêm.

Theo ông Schmidt, vấn đề thuốc giả thường được xem chỉ đơn giản là một sự gian lận, là sự giả mạo các sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế. “Nhưng trên thực tế, chúng ta đang đối mặt với một loại hình kinh doanh phạm tội ở phạm vi toàn cầu, đã dẫn tới một cuộc tàn sát những người vô tội. Tôi nghĩ đã đến lúc phải gây áp lực lên giới chính trị gia, để họ đưa ra những biện pháp ở mức độ toàn cầu” – bác sỹ này đề xuất.

Tại nhiều nước, người dân không những không có bảo hiểm y tế mà mạng lưới dịch vụ và dược phẩm ở đó cũng rất nghèo nàn.

Hầu hết các loại thuốc thang đều được mua từ những người bán dạo hay tại chợ, giống như các loại rau cỏ. Giá của các loại thuốc này thường thấp hơn, và cũng dễ là hàng giả hơn nhiều. Ngoài ra, ngay cả những mạng lưới chăm sóc sức khỏe công cộng hay tư nhân hợp pháp, các phòng thí nghiệm và các bệnh viện cũng tràn lan các loại thuốc giả.

Dù thực trạng này diễn ra đặc biệt nghiêm trọng tại các nước đang phát triển nhưng các nước công nghiệp cũng không tránh khỏi ảnh hưởng.

Các loại thuốc giả ở các nước phát triển chủ yếu được phân phối qua internet, và bao gồm những sản phẩm đã bị cấm bán hay cần phải có chỉ định của bác sỹ như: thuốc tăng cường khả năng tình dục, thuốc giảm cân, thuốc điều trị tâm lý…

“Hơn một nửa các sản phẩm này là giả hoặc có chất lượng thấp” – ông Ruth Mosimann – người chịu trách nhiệm về kiểm soát các loại thuốc giả tại văn phòng giám sát các sản phẩm điều trị tại Thụy Sỹ cho hay.

Các loại thuốc này có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm về sức khỏe như: suy thận, tổn thương gan, dị ứng, bệnh tim mạch và các vấn đề về tâm lý. Chỉ riêng tại Thụy Sỹ mỗi năm có khoảng 50.000 chuyến vận chuyển các loại thuốc giả từ khoảng 60 nước trên thế giới được tuồn vào nước này.

Để ngăn chặn các loại thuốc giả, theo các nhà phân tích, cần phải có hành động ở cấp độ quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có Hội đồng châu Âu đưa ra được một bộ quy ước để ngăn chặn tình trạng buôn bán thuốc giả, được biết đến với tên gọi Công ước Medicrime, với sự tham gia của 20 nước.

Còn hiện nay, các nước đều phải tự mình giải quyết tình trạng này, và hầu hết hành vi buôn bán thuốc giả nếu bị phát hiện đều chỉ phải nộp một khoản tiền nhỏ, vốn chẳng làm những kẻ buôn lậu lo ngại vì nó chỉ là một phần rất nhỏ trong lợi nhuận khổng lồ mà hoạt động phi pháp này mang lại. “Nhìn vào thực trạng hiện nay có thể thấy rằng những kẻ buôn bán thuốc giả vẫn có triển vọng phát triển mạnh trong một thời gian dài tới đây”, ông Mosimann nhận định.

Minh Tuệ (theo Swissinfo)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.