Vỉa hè Hà Nội bao giờ mới chấm dứt cảnh đào lên lấp xuống?

Việc thi công gây cản trở cho người tham gia giao thông, đặc biệt là người đi bộ.
Việc thi công gây cản trở cho người tham gia giao thông, đặc biệt là người đi bộ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vỉa hè của Hà Nội được lát bằng đá có độ bền 70 năm nhưng chỉ sau vài năm đi vào sử dụng nhiều đoạn đã vỡ nát. Một số đoạn đang thi công, sửa sang nhưng người dân chưa biết khi nào sẽ xong?

Từ năm 2016, Hà Nội đặt ra mục tiêu đến hết năm 2020 vỉa hè của hơn 900 tuyến phố sẽ được thay bằng đá tự nhiên. Tuy nhiên chỉ sau 2-3 năm, một số tuyến phố đá thì bị vỡ nát còn người dân thì đã quen với cảnh cứ đến cuối năm vỉa hè lại bị xới tung lên để lát lại, tiến độ thi công thường kéo dài 1-2 tháng, cản trở cho việc đi lại.

Chưa bàn đến chất lượng đá có tốt hay không, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra nguyên nhân khiến vỉa hè “vỡ nát” như hiện nay là do quá tải chức năng. Vỉa hè phục vụ giao thông dành cho người đi bộ nhưng với mật độ dân cư đông đúc và tình trạng ùn tắc dưới lòng đường giờ cao điểm khiến các phương tiện thi nhau leo lên vỉa hè.

Thêm nữa, ở nhiều tuyến phố, vỉa hè bất đắc dĩ trở thành nơi đỗ xe cho các tòa nhà hay cơ sở buôn bán nhỏ lẻ.

Ngổn ngang vật liệu xây dựng trên một nút giao đường Nguyễn Chí Thanh vào tháng 11/2022.

Ngổn ngang vật liệu xây dựng trên một nút giao đường Nguyễn Chí Thanh vào tháng 11/2022.

Tại nhiều tuyến phố thay vì thi công cuốn chiếu, làm đến đâu xong đến đó thì công việc cải tạo, sửa sang vỉa hè kéo dài chưa biết ngày sửa hoàn tất. Vỉa hè bị xới tung lên, vật liệu chất thành đống nhưng nhiều ngày không thấy bóng dáng nhân công làm việc.

Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh từng được Bộ Giao thông Vận tải bình chọn là “Đường đẹp nhất Việt Nam” nhưng tháng 11/2022 lại rất bừa bộn, nhếch nhác. Cả tuyến phố dài chưa đến 2km mà việc tu sửa vỉa hè 2 tháng vẫn chưa xong.

Theo phản ánh từ người dân, vốn dĩ vỉa hè được lát đá rất đẹp nhưng sau đó thợ lại phủ xi măng vào đá dẫn đến cảnh khi thay mới thì phải đào hết lên, bùn đất vương vãi khắp lối đi. Tình trạng này tồn tại nửa tháng mới lấp bê tông rồi khoảng 10 ngày sau mới lát gạch.

Người dân sống tại khu vực trên bức xúc khi quá trình tu sửa vỉa hè kéo dài, đứt đoạn khiến rác thải, vật liệu xây dựng và hệ thống hạ ngầm ngổn ngang mất mỹ quan đường phố, tiềm ẩn nguy hiểm đối với người tham gia giao thông.

Dù nằm cạnh nhau nhưng những cơ sở kinh doanh, toà nhà được ưu tiên lát gạch trước trong khi trước cửa nhà dân vẫn bừa bộn rác thải, phế liệu, đất...

Lác đác nhân công đang hoàn thiện một số đoạn ngắn trên cả tuyến đường Nguyễn Chí Thanh.

Lác đác nhân công đang hoàn thiện một số đoạn ngắn trên cả tuyến đường Nguyễn Chí Thanh.

Cơ sở hạ ngầm bị lôi lên trên bề mặt gây mất mỹ quan đô thị.

Cơ sở hạ ngầm bị lôi lên trên bề mặt gây mất mỹ quan đô thị.

Cả tuyến đường bị chất đầy bởi vật liệu xây dựng và phế liệu gây cản trở cho người đi bộ và mất mỹ quan đô thị.

Cả tuyến đường bị chất đầy bởi vật liệu xây dựng và phế liệu gây cản trở cho người đi bộ và mất mỹ quan đô thị.

Tình trạng trên cũng diễn ra trên phố Láng Hạ (Đống Đa), khu đô thị Định Công (Hoàng Mai), phố Trần Nguyên Đán, phố Trần Điền. Nhiều tuyến đường thi công lát vỉa hè khi hệ thống dây cáp, dây điện vẫn lủng lẳng phía trên gây mất mỹ quan đô thị.

Tại nhiều tuyến phố lát đá vỉa hè, chỉ qua vài năm sử dụng, đá vỉa hè đã xuống cấp nghiêm trọng, có nơi vỡ nát, hư hỏng phần lớn. Điển hình là đoạn vỉa hè đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) bên phía toà nhà từ Cục Sở hữu trí tuệ đến đoạn giao với đường Vành đai 3, hầu hết các viên đá lát vỉa hè bị vỡ nát, cập kênh, hư hỏng. Phố Trịnh Văn Bô (Nam Từ Liêm) được đầu tư khá đồng bộ, hai bên vỉa hè được lát đá, dài hàng cây số nhưng cũng đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Thành phố Hà Nội từng thông tin đến người dân rằng độ tuổi của đá vỉa hè lên đến 70 năm. Điều này gây ra tranh cãi không chỉ vì chất lượng đá quá kém, vỡ nát sau vài năm sử dụng mà còn là sự tốn kém hàng nghìn tỷ đồng của ngân sách.

Theo các chuyên gia, tuổi thọ 50-70 năm chỉ thể hiện độ bền của vật liệu. Việc thành phố lựa chọn lát vỉa hè bằng đá tự nhiên là đúng nhưng ở mỗi tầng địa chất sẽ cho ra chất lượng đá khác nhau, vậy nên chủng loại đá, kích thước và công nghệ lát như thế nào mới là vấn đề quan trọng, tác động đến độ bền của vỉa hè.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Làng Nủ hồi sinh!

Làng Nủ hồi sinh!
(PLVN) -  Sáng 15/12, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ bàn giao nhà cho người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và tặng quà người dân Làng Nủ.

Quảng Ngãi nâng cao hiểu biết pháp luật cho phụ nữ vùng cao

Quảng Ngãi nâng cao hiểu biết pháp luật cho phụ nữ vùng cao
(PLVN) - Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng cao được các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi chú trọng thực hiện trong thời gian qua đã giải quyết những vấn đề cấp thiết, giúp phụ nữ vùng cao tự tin làm chủ được cuộc sống.

Quảng Ninh sẵn sàng cho Ngày hội toàn dân

Mọi phần việc chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố tại Quảng Ninh đã hoàn tất.
(PLVN) -  Đến thời điểm này, mọi phần việc chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố tại Quảng Ninh đã hoàn tất, cử tri, nhân dân đã sẵn sàng, phấn khởi chờ đón ngày hội lớn.

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau
(PLVN) - Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tỉnh Cà Mau, mới chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.