Vì Trường Sa xanh!

Chiến sĩ Hải quân “trổ tài” chiết cây để nhân lên màu xanh trên đảo. (Ảnh: Nguyễn Toàn).
Chiến sĩ Hải quân “trổ tài” chiết cây để nhân lên màu xanh trên đảo. (Ảnh: Nguyễn Toàn).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trồng cây xanh, tăng gia rau xanh là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của quân dân huyện đảo Trường Sa. Cây xanh ở Trường Sa không những tạo cảnh quan đẹp, giúp điều hòa khí hậu, “ngọt hóa” đất đai, tạo bóng mát mà còn giúp che chắn gió, bão, góp phần vào khả năng phòng thủ, chiến đấu của quân, dân trên đảo.

Đảo xanh giữa đại dương

Do kiến tạo địa chất của nền cát mặn, thềm san hô và khí hậu khắc nghiệt nên mỗi cây xanh sinh trưởng được trên huyện đảo Trường Sa đều thấm đẫm công sức, mồ hôi của quân và dân nơi đây. Lúc đầu phủ xanh quần đảo Trường Sa mới chỉ có một số loại cây chính như: cây phong ba, bão táp, tra, bàng vuông.

Ông Ngô Xuân Chinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu - Chuyển giao Tiến bộ kỹ thuật Nông nghiệp (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: “Từ năm 2019 đến nay, chúng tôi đã tập trung phủ xanh được trên các đảo Trường Sa Lớn, Trường Sa Đông và đặc biệt đối với đảo Đá Tây A, khi chưa thực hiện chỉ là đảo trắng như sa mạc, cát san hô bị nhiễm mặn và chưa có bất cứ cây trồng nào có thể sống được. Tuy nhiên, qua nghiên cứu chuyển giao ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đến nay đảo Đá Tây đã phủ toàn màu xanh và các loại cây sinh trưởng phát triển rất tốt”.

Cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.

Cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.

Ở huyện đảo Trường Sa, mỗi cán bộ, chiến sĩ trước khi hoàn thành nhiệm vụ tại đảo đều chủ động trồng, nhân giống từ một đến hai cây xanh để tặng đảo. Trồng và chăm sóc cây xanh là hoạt động thường xuyên, là phong trào thi đua sôi nổi trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Không chỉ vất vả, khó khăn khi trồng, nhiều lần bão lớn lấy đi thành quả, công sức của các chiến sĩ. Cơn bão Tembin năm 2017 đổ bộ trực tiếp vào đảo Trường Sa, khiến hàng ngàn cây xanh bị gãy đổ, rau xanh trên đảo bị giập nát, nước biển cuốn trôi, hệ thống giếng nước ngọt nhiễm mặn. Trong bão số 9 năm 2021, hơn 90% cây xanh ở các đảo gãy, đổ, đất bị nhiễm mặn,… Song với ý chí và quyết tâm “xanh hóa Trường Sa”, các lực lượng trên quần đảo đã nỗ lực không ngừng để nhân lên sắc xanh ở Trường Sa. Đến nay, hầu hết các đảo như Song Tử Tây, Trường Sa, Sinh Tồn Đông, Sơn Ca, Nam Yết... đều đã mang trên mình màu xanh tươi mát.

Góp phần vào quá trình “xanh hóa Trường Sa”, bên cạnh sự cố gắng của cán bộ, quân dân trên đảo, không thể không nói đến sự chung sức, đồng lòng của người dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Thượng tá Lương Xuân Giáp, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) cho biết, chỉ tính 5 năm trở lại đây, đất liền đã ủng hộ quân và dân Trường Sa hơn 34 nghìn cây xanh các loại, chưa kể hàng trăm tấn đất, hàng chục tấn phân bón, giống cây, hàng chục vườn ươm của mô hình “Vì Trường Sa xanh” để quần đảo phát triển bền vững hơn.

Thay vì phụ thuộc vào cây xanh nguồn gốc tự nhiên trên đảo, hiện nay, các đảo đều được quy hoạch trồng mới các loại cây xanh, như: Dừa Bến Tre, Bình Định; phi lao, tre, keo, bạch đàn... Đây là những loại cây xanh sau nhiều năm phát triển có thể khai thác để phục vụ đời sống, sinh hoạt, huấn luyện của quân và dân trên đảo… Mỗi đảo như một “Công viên xanh” giữa biển khơi.

Chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa Lê Đình Hải cho biết, theo ước tính, tỉ lệ phủ xanh ở Trường Sa đến nay đạt khoảng 45%. Để phủ xanh toàn bộ huyện đảo Trường Sa ước tính cần khoảng 70 nghìn cây xanh và khoảng 700 tấn phân bón các loại, bảo đảm cho cây sinh trưởng, phát triển tốt mới có thể phủ xanh toàn bộ huyện đảo.

Cải thiện bữa ăn bộ đội, xây dựng đơn vị xanh, sạch, đẹp

Chăm sóc cây xanh ở đảo Trường Sa Đông.

Chăm sóc cây xanh ở đảo Trường Sa Đông.

Trước kia, bữa cơm thường nhật của cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa thường chỉ có thực phẩm đồ hộp, rau sấy khô. Với sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Vùng 4 và Lữ đoàn 146 đã quyết tâm đẩy mạnh tăng gia sản xuất tại các đảo, phấn đấu bảo đảm lương thực, thực phẩm tươi xanh. Đến nay, 100% các bữa ăn của bộ đội đã có rau xanh, cải thiện bữa ăn cho bộ đội vừa xây dựng đơn vị chính quy, sạch, đẹp.

Việc trồng rau ngoài đảo giống như chăm em bé. Lúc nào cũng phải nắm bắt, theo dõi sát diễn biến của thời tiết, rồi cắt cử người che chắn vườn rau theo đúng hướng, thậm chí từng ngày, theo từng cơn gió. Đặc biệt, cuối năm, gió biển rất mạnh, chỉ cần một chút chủ quan, một đêm quên không đóng cửa vườn rau thì hôm sau toàn bộ các luống rau có thể đã bị gió muối làm táp đen, bao nhiêu tâm huyết, công sức coi như mất trắng.

Trên các đảo nổi, điều kiện tăng gia sản xuất thuận lợi bởi không gian rộng rãi. Trên đảo có hệ thống các cây xanh cỡ lớn giúp che chắn gió, có giếng nước ngọt, chiến sĩ còn có thể tận dụng lá cây, cỏ khô để ủ thành phân bón cải tạo đất. Ở các đảo chìm, không gian sinh hoạt hạn chế, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, vì vậy, việc trồng, chăm sóc cây cối và rau xanh gặp rất nhiều khó khăn. Từng nắm đất đều phải mang từ đất liền ra, tất cả các vật dụng như chậu hỏng, máng nhựa, xô thủng, chậu xi măng đều được bộ đội tận dụng để trồng rau. Ngoài ra, các hệ thống giàn treo cũng được áp dụng để tối ưu hóa không gian trồng các loại giống cây leo như: mồng tơi, mướp, dưa chuột. Xung quanh vườn rau luôn được rào bằng các tấm tôn, lưới để ngăn gió, hơi mặn từ biển thổi vào, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của điều kiện thời tiết đến sự phát triển rau xanh trên đảo.

Cán bộ, chiến sỹ đảo Song Tử Tây thu hoạch rau xanh.

Cán bộ, chiến sỹ đảo Song Tử Tây thu hoạch rau xanh.

Cây xanh ở đây được cán bộ, chiến sĩ trồng và chăm sóc cũng rất sáng tạo. Các loại cây, loại hoa được trồng trong chậu, sắp xếp ngay ngắn, có gắn biển “Vườn hoa thanh niên”. Đây không phải là vườn hoa cố định một vị trí mà là những “vườn hoa di động”, sẽ được di chuyển đến các vị trí khác nhau theo từng mùa để tránh sóng và gió biển.

Những năm qua, Quân chủng Hải quân và các đơn vị trực thuộc đã huy động các doanh nghiệp, địa phương ủng hộ xây dựng 13 vườn rau, nhà lưới ở các đảo nổi và đầu tư củng cố hàng chục vườn rau tại các đảo chìm. Riêng hai vườn rau nhà lưới tại đảo Sinh Tồn Đông và Trường Sa Đông với diện tích 240m2 do Viện Nông nghiệp miền Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hỗ trợ đã mở ra ý tưởng mới về công nghệ trồng rau nhà kính, bảo đảm nguồn rau xanh quanh năm ở Trường Sa trong thời gian tới.

Cùng với việc đầu tư nhà màng, nhà kính để tăng hiệu quả tăng gia sản xuất, nét mới trong bảo đảm nguồn thực phẩm cho các đảo là trang bị hàng chục tủ cấp đông để dự trữ thực phẩm đông lạnh và tăng cường rau, củ, quả tươi.

Trường Sa có 4 Cây Di sản

Đến nay, có 4 cây tại Trường Sa được công nhận là Cây Di sản bao gồm: cây phong ba trên đảo Song Tử Tây, cây mù u trên đảo Sơn Ca, cây bàng vuông 8 nhánh trên đảo Nam Yết và cây mù u trên đảo Sinh Tồn.

Cây phong ba trên đảo Song Tử Tây có chu vi thân cây rộng 3,8m, tuổi thọ gần ba trăm năm. Cây mọc tự nhiên trên đảo, gắn liền với sự có mặt của ngư chài - những ngư dân ở tỉnh Phú Khánh xưa kia đi thuyền ra Trường Sa đánh bắt hải sản và trao đổi hàng hóa với tàu thuyền nước ngoài từ thế kỷ XVII.

Cây mù u ở đảo Sơn Ca, cây bàng quả vuông 8 nhánh ở đảo Nam Yết cũng tồn tại 300 năm. Khác với các đảo nổi, đảo chìm khác, Sơn Ca là đảo duy nhất được phát hiện có mạch nước ngọt sớm nhất sau ngày giải phóng và đây cũng là đảo có lớp mùn đất dày nhất, nhiều chim muông nhất và cây xanh nhiều nhất. Còn cây mù u ở đảo Sinh Tồn mới gần 100 năm tuổi.

Các cây xanh trên đảo là những “cột mốc xanh” giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên biển. Màu xanh thể hiện sức sống giữa đại dương cát mặn, đất cằn, là biểu tượng của ý chí, lòng dũng cảm, nỗ lực vượt khó, thích nghi với mọi hoàn cảnh của cán bộ, chiến sĩ nơi hải đảo xa xôi.

Tin cùng chuyên mục

Thời gian qua, URENCO đã tăng tần suất rửa đường giảm bụi mịn. (Ảnh: Lam Vy)

Đề xuất sử dụng xe phun sương dập bụi giảm ô nhiễm không khí ở Hà Nội

(PLVN) - Để giảm thiểu ô nhiễm không khí do bụi mịn gây ra tại một số khu vực trên địa bàn Hà Nội, Cty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đang tăng tần suất rửa đường giảm bụi mịn; đề xuất sử dụng xe phun sương dập bụi làm giảm ô nhiễm không khí một cách hiệu quả, làm giảm bớt khói bụi.

Đọc thêm

"Biển rác' sau đêm Noel tại Hà Nội

Người dân đổ xô về nhà thờ lớn Hà Nội đón Giáng Sinh
(PLVN) - Tối ngày 24/12, các điểm vui chơi tại Hà Nội chật kín người đổ về đón không khí Giáng sinh. Đêm muộn khi dòng người bắt đầu thưa dần, nhiều con phố của Thủ đô lại ngập tràn trong rác thải, la liệt túi nilong, vỏ hộp,.. Những người công nhân môi trường tiếp tục thầm lặng thu gom rác thải vì một thành phố sạch đẹp.

Bão số 10 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, hướng vào vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 10. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 7h ngày 24/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,4 độ Vĩ Bắc; 111,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ 5-10km/h.

Bão đang hoành hành trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 10. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Chiều nay, 23/12, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 10 năm 2024, có tên quốc tế là PABUK.

Dự báo thời tiết dịp Giáng sinh và Tết dương lịch 2025

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đang hoạt động ở phía Nam Biển Đông, khu vực Trung Bộ và Nam Bộ sẽ đón Giáng sinh (24/12) trong mưa, trong khi đó Bắc Bộ tạnh ráo, trời rét về đêm và sáng sớm. Tết Dương lịch, các khu vực trong cả nước nhìn chung có nắng...

Cập nhật mới về áp thấp nhiệt đới trên biển

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Áp thấp nhiệt đới đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 10km/h, có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 7h ngày 24/12, vị trí tâm bão ở trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10

Nhiều biện pháp cải thiện chất lượng môi trường không khí Hà Nội

UBND TP cho biết để giải quyết việc xử lý rác thải, TP đã chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ. (Ảnh: Văn Sơn)
(PLVN) - Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị giao ban quý IV/2024 với lãnh đạo các quận, huyện, TX theo hình thức trực tuyến để nghe báo cáo và thảo luận về một số chủ đề, trong đó có tăng cường triển khai các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí gắn với thực hiện kế hoạch làm sạch rác thải trên địa bàn TP hướng tới TP "sáng, xanh, sạch, đẹp".

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: nchmf.gov.vn
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trên biển Đông xuất hiện áp thấp nhiệt đới, trong khi đó khu vực Trung và Nam Trung Bộ sắp đón đợt mưa vừa, mưa to.

Cảnh báo đợt mưa lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, ngày mai, 21/12, thời tiết Bắc Bộ duy trì đêm không mưa, ngày nắng, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vài nơi. Sau đó từ ngày 23/12, khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa vừa, mưa to.

Những vụ hỏa hoạn gây rúng động Hà Nội

Hiện trường vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Hạ.
(PLVN) - Những năm gần đây, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra một số vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của người dân, gây ám ảnh trong cộng đồng.