Vì sao Việt Nam khó bị bắt bài hơn, nhiều cơ hội vô địch hơn Malaysia?

Vì sao Việt Nam khó bị bắt bài hơn, nhiều cơ hội vô địch hơn Malaysia?
Dù phải đá ở “chảo lửa” Bukit Jalil với sức chứa gần 90.000 khán giả, tuyển Việt Nam vẫn được đánh giá rất cao và có nhiều cơ hội làm nên chuyện ngay tại “thánh địa” của đối thủ. Cơ sở nào để chúng ta tin vào điều này?

Trong khi Malaysia chỉ thực sự mạnh về tấn công ở cánh phải với dấu ấn và mối đe dọa được tạo ra từ bộ đôi Mohamadou Sumareh - Syahmi Safari thì chúng ta tấn công khá đều ở mọi khu vực trên sân và tạo ra cơ hội ghi bàn từ mọi hướng.

Thống kê cho thấy trong số 9 bàn thắng Malaysia ghi được tới lúc này thì có tới 7 bàn xuất phát từ cánh phải trong khi đó trong 12 bàn thắng tuyển Việt Nam đã ghi có 3 bàn từ cánh phải, 4 bàn từ trung lộ và 5 bàn từ cánh trái. Đây là khác biệt đầu tiên cho thấy Việt Nam triển khai bóng để ghi bàn đa dạng hơn hẳn Malaysia vì thế mà lối chơi này khó đoán hơn nhiều so với đội bóng của ông Tan Cheng Hoe.

Chú thích ảnh
Vì sao Việt Nam khó bị bắt bài hơn, nhiều cơ hội vô địch hơn Malaysia? ảnh 2

Trong khi Malaysia chủ yếu chỉ trông chờ vào tài săn bàn của tiền đạo kỳ cựu Talaha (ghi 5/9 bàn tới lúc này) thì bàn thắng của tuyển Việt Nam được phân bố khá đều cho Công Phượng (3 bàn), Quang Hải (3 bàn), Anh Đức (3 bàn), Văn Đức (2 bàn), Tiến Linh (1 bàn). Điều đó có nghĩa là Malaysia phụ thuộc nhiều vào Talaha để tìm kiếm bàn thắng nên dễ bị đối thủ kiểm soát hơn còn họ rất khó để cùng lúc phong tỏa tất cả các ngôi sao tấn công của chúng ta khi thực tế tuyển Việt Nam có nhiều cầu thủ ghi bàn tốt.

Một khác biệt quan trọng nữa khiến tuyển Việt Nam được đánh giá cao hơn đối thủ là chúng ta có chiều sâu đội ngũ tốt hơn nên ông Park Hang Seo có những phương án thay thế đáng tin cậy hơn hẳn ông Tan Cheng Hoe.

Chỉ cần nhìn cách HLV Malaysia buộc phải dùng Irfan Zakaria đá trung vệ thay Aidil Zafuan Radzak bị chấn thương ở trận bán kết lượt về AFF Cup với Thái Lan rồi chính “lính cứu hỏa” bất đắc dĩ nói trên trở thành tội đồ mắc lỗi trong cả 2 bàn thua của Malaysia là thấy đội bóng này thiếu những dự bị chiến thuật đáng tin cậy ra sao. Ngay ở trận chung kết lượt đi này, ông Tan Cheng Hoe cũng mất hậu vệ phải siêu tấn công là Syahmi Safari mà không có giải pháp thay thế xứng đáng.

Chú thích ảnh

Chúng ta thì sao? Khi Anh Đức không đá, ông Park tung Tiến Linh vào đá chính trong vai trò trung phong và Tiến Linh đã phá lưới Campuchia. Khi Văn Hậu nghỉ chơi, ông Park tung Hồng Duy trám chỗ đá hậu vệ trái và Hồng Duy lập tức kiến tạo cho Quang Hải ghi bàn. Khi Trọng Hoàng ngồi ngoài, ông Park điều ngay Văn Đức thay thế đầy ấn tượng. Chưa kể Công Phượng rất lợi hại khi đối thủ đã mỏi mệt hoặc rơi vào tình thế buộc phải đẩy mạnh tấn công.

Không chỉ lép vế so với Việt Nam về những khía cạnh nói trên, Malaysia cũng không dễ biến thế mạnh nổi bật của họ so với chúng ta thành hiệu quả thực tế trong cuộc đối đầu ở chung kết AFF Cup.

Khách quan mà nói thì Malaysia nhỉnh hơn Việt Nam về thể lực và tốc độ thi đấu. Nếu so sánh nền tảng thể lực và tốc độ của từng cá nhân cầu thủ hai đội thì chúng ta có phần “đuối” hơn nhưng ông Park biết cách bù đắp lại cho hạn chế ấy bằng việc triển khai sơ đồ thi đấu 3-4-3 với cự ly giữa các cầu thủ theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc sân cùng như khả năng bọc lót và bao khoảng trống được chúng ta đảm bảo khá tốt nên nhờ thế tuyển Việt Nam hạn chế được sức mạnh về thể lực và tốc độ của đối phương.

Chúng ta dùng lối chơi phòng ngự tập thể để bù lại cho hạn chế về thể lực và tốc độ của một số cá nhân nên điểm yếu của tuyển Việt Nam chưa thể bị khai thác còn Malaysia cũng chưa tìm ra cách tận dụng điểm mạnh của họ.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.