Vì sao TP HCM đề xuất bảo tồn cầu sắt Bình Lợi?

Cầu đường sắt Bình Lợi có giá trị lịch sử, văn hóa gắn với quá trình hình thành, phát triển của Sài Gòn – TP HCM và ngành đường sắt Việt Nam
Cầu đường sắt Bình Lợi có giá trị lịch sử, văn hóa gắn với quá trình hình thành, phát triển của Sài Gòn – TP HCM và ngành đường sắt Việt Nam
(PLVN) - UBND TP HCM vừa có văn bản khẩn gửi Bộ Giao thông Vận tải về việc bảo tồn cầu đường sắt Bình Lợi cũ - Dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc theo hình thức BOT. 

Theo UBND TP, cầu đường sắt Bình Lợi tại Kml719+089 nằm trong khu gian Bình Triệu - Gò Vấp, trên tuyến đường sắt Hà Nội – TP HCM được xây dựng từ những năm đầu 1900 và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 1902. Đây là công trình có giá trị lịch sử, văn hóa gắn với quá trình hình thành, phát triển của Sài Gòn – TP HCM và của ngành đường sắt Việt Nam.

Cây cầu sắt gần 120 năm tuổi này chuẩn bị chấm dứt sứ mệnh đưa những đoàn tàu qua sông khi cầu sắt mới được xây dựng bên cạnh sắp được đưa vào sử dụng.

Do đó, UBND TP đề nghị Bộ Giao thông Vận tải (GT-VT) chấp thuận phương án bảo tồn nguyên trạng một phần cầu đường sắt Bình Lợi. Cụ thể, bảo tồn nguyên trạng hai nhịp cầu (trong đó có một nhịp quay) và một tháp canh phía quận Thủ Đức nhằm lưu giữ lại dấu tích của cầu đường sắt Bình Lợi gắn với không gian sông nước để phục vụ cho việc tìm hiểu nghiên cứu khoa học về ngành đường sắt và phát triển ngành du lịch.

Đối với các kết cấu cầu Bình Lợi đề nghị bảo tồn, UBND TP sẽ bố trí nguồn kinh phí thực hiện công tác bảo tồn và phân cấp cho cơ quan, đơn vị có chức năng thực hiện việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng, vận hành khai thác theo quy định.

TP cũng kiến nghị Bộ GTVT bàn giao lại cho địa phương quản lý phạm vi khu vực cầu đường sắt Bình Lợi cũ (phía bờ quận Bình Thạnh) sau khi hoàn thành tháo dỡ công trình để nghiên cứu xây dựng bến thủy nội địa phục vụ giao thông vận tải bằng đường thủy.

Trước mắt, trong thời gian chờ phân cấp cho đơn vị chức năng thực hiện quản lý, UBND TP phân công Sở GTVT làm đầu mối về phía thành phố, có trách nhiệm phôi hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ GTVT thực hiện đầy đủ các thủ tục để tiếp nhận quản lý các hạng mục bảo tồn cầu đường sắt Bình Lợi nêu trên theo quy định.

Trước đó, phương án này đã được Sở GTVT đề xuất lên UBND TP HCM sau nhiều buổi làm việc với các đơn vị liên quan như Sở Văn hóa - Thể thao, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Bảo tàng TP, Ban Quản lý dự án 7.

Cầu sắt Bình Lợi (nối quận Thủ Đức với quận Bình Thạnh) là cây cầu đầu tiên vượt sông Sài Gòn. Cầu dài 275 m gồm 6 nhịp với kết cấu vòm thép được xây dựng hoàn thành vào tháng 2/1902. Ngoài phục vụ đường sắt còn có đường bộ dành cho xe 2 bánh.

Dù trải qua thời gian hơn một thế kỷ, chịu ảnh hưởng của thời tiết, chiến tranh tàn phá, cây cầu vẫn luôn giữ được vai trò, tầm quan trọng không chỉ của khu vực mà cả tuyến đường sắt Bắc - Nam. 

Ban đầu, ngành đường sắt dự định tháo dỡ cầu sắt có từ thời Pháp này khi dự án cầu sắt Bình Lợi mới hoàn thành. Tuy nhiên, phương án tháo dỡ gặp phải nhiều ý kiến phản đối của một số chuyên gia đô thị, nhà nghiên cứu di sản vì nó có giá trị lịch sử, văn hóa gắn với quá trình hình thành, phát triển Sài Gòn – TP HCM và ngành đường sắt Việt Nam nên cần được bảo tồn, nghiên cứu. 

Đối với phần cầu đường sắt bị tháo dỡ phía quận Bình Thạnh, Sở GTVT đề xuất thành phố giao Trung tâm Quản lý đường thủy nghiên cứu xây dựng bến thủy nội địa phục vụ vận tải hành khách và du lịch đường thủy.

Theo phân cấp, cầu sắt Bình Lợi đang được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý.

Đọc thêm

Tiếp tục tăng cường kiểm soát và xử lý tình trạng xe quá khổ, quá tải trên toàn địa bàn tỉnh Lào Cai

Tiếp tục tăng cường kiểm soát và xử lý tình trạng xe quá khổ, quá tải trên toàn địa bàn tỉnh Lào Cai
(PLVN) - Thời gian qua, lực lượng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều biện pháp tăng cường kiểm tra và xử phạt các vi phạm liên quan đến tải trọng và đã đạt được hiệu quả, số lượng xe vi phạm về tải trọng đã giảm đáng kể. Qua đó giúp nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, đảm bảo an toàn giao thông.

Hà Nội tăng giá vé xe buýt

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Từ ngày 1/11/2024, Hà Nội chính thức áp dụng giá vé xe buýt mới. Mức giá điều chỉnh cao nhất là 280.000 đồng/vé/tháng.

Xây dựng văn hóa giao thông trên đường cao tốc

Những hành vi thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm của người điều khiển phương tiện. (Nguồn: T.H)
(PLVN) - Trong những năm qua, Việt Nam đã đầu tư mạnh vào hệ thống đường bộ cao tốc để đáp ứng nhu cầu di chuyển nhanh của người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển nhanh chóng này, đòi hỏi ý thức của người tham gia giao thông cũng phải nâng cao tương ứng để hạn chế tối đa các vụ tai nạn. Tuy nhiên, ý thức chấp hành pháp luật giao thông của nhiều người vẫn còn hạn chế…

Hà Nội lên kế hoạch sửa cầu Long Biên

Hà Nội nghiên cứu, sửa chữa cầu Long Biên - Ảnh: PV
(PLVN) - Đại sứ quán Pháp có Thư ngỏ với UBND TP Hà Nội về việc hỗ trợ khoảng 700.000 EURO để tư vấn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nghiên cứu phương án cải tạo, sửa chữa cầu Long Biên.

Lật xe khách ở Nghệ An, 2 người tử vong

Hiện trường vụ tai nạn

(PLVN) - Đang lưu thông trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, một chiếc xe khách chở khoảng chục người bất ngờ lao xuống ruộng và lật ngang, khiến 2 người tử vong. 

Dùng phà quân sự thay thế cầu phao Phong Châu

Dùng phà quân sự thay thế cầu phao Phong Châu
(PLVN) - Chiều 4/10, Lữ đoàn 249 thuộc Binh chủng Công binh triển khai lắp và chạy thử nghiệm 2 phà cơ động phục vụ nhu cầu đi lại của người dân hai bên bờ sông Hồng trên địa bàn huyện Lâm Thao và Tam Nông (tỉnh Phú Thọ).

Miễn phí 2.400 vé tàu, máy bay cho công nhân về quê dịp Tết 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) vừa ban hành Kế hoạch 133 về tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; chủ đề "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" với phương châm tất cả đoàn viên, NLĐ đều có Tết.