Vì sao thủy thủ tàu sân bay của Mỹ không được lên bờ tránh dịch Covid-19?

Virus corona đã xâm nhập vào tàu sân bay Theodore Roosevelt của Mỹ. Ảnh: CNN
Virus corona đã xâm nhập vào tàu sân bay Theodore Roosevelt của Mỹ. Ảnh: CNN
(PLVN) - Quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly cho biết hôm 1/4 rằng cho đến nay 93 thủy thủ từ Tàu sân bay Theodore Roosevelt đã dương tính với virus corona, ước tính chiếm hơn 10% trong tổng số các trường hợp nhiễm virus này trong quân đội Mỹ.

Số nhiễm Covid-19 "leo thang"nhưng thủy thủ vẫn phải ở lại tàu

Ông Thomas Modly cho biết, 1.273 trong số khoảng 4.800 thành viên thủy thủ đoàn Tàu sân bay Theodore Roosevelt đã được xét nghiệm virus corona và Hải quân vẫn đang chờ kết quả xét nghiệm. 

Hiện số trường hợp nhiễm virus corona trên tàu sân bay này đã gần 100 người và một quan chức quốc phòng cấp cao nói với CNN rằng, Hải quân dự kiến số lượng người nhiễm virus sẽ tăng lên khi có thêm nhiều kết quả xét nghiệm. 

Quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ cho biết, khoảng 1.000 thủy thủ đã được sơ tán khỏi con tàu và di chuyển lên bờ đến đảo Guam nơi con tàu đang cập cảng. "Và trong vài ngày tới, chúng tôi hy vọng sẽ có 2.700 người trong số họ rời khỏi tàu", Modly nói với các phóng viên tại Lầu Năm Góc.

Tuy nhiên, "thủy thủ đoàn trên con tàu không thể được sơ tán hoàn toàn do phải tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ thiết yếu như vận hành lò phản ứng hạt nhân của tàu sân bay" - Đô đốc Hải quân Mike Gilday giải thích.

Ông cho biết, khoảng 1.000 thủy thủ sẽ phải ở lại trên tàu để thực hiện nhiệm vụ, nhiều hơn khoảng 500 người so với đề xuất của sĩ quan chỉ huy tàu Tướng Brett Crozier.

"Con tàu này có vũ khí (đạn), máy bay và cả nhà máy điện hạt nhân nên cần một số lượng người nhất định đó để duy trì sự an toàn và an ninh của con tàu",Quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly nói.

Sự bùng phát dịch Covid-19 trên con tàu đang leo thang nhanh chóng. Tuần trước, Lầu Năm Góc xác nhận 3 thủy thủ trên tàu Roosevelt dương tính với virus corona và con số đó đã tăng lên 25 trường hợp chỉ 2 ngày sau đó. Đến 1/4 thì đã có gần 100 người dương tính với virus này.

Tránh dịch trên tàu vẫn có thể gặp dịch trên bờ

Các quan chức cấp cao của Hải quân cho biết, thiếu nơi ở trên đảo Guam là một trong những lý do khiến các thủy thủ không thể rời khỏi con tàu nhanh như Tướng Brett Crozier muốn.

"Chúng tôi đã nhận thức được tình hình trong khoảng 24 giờ và đã thực sự nỗ lực trong bảy ngày qua để di chuyển những thủy thủ đó ra khỏi tàu, đưa họ đến chỗ lưu trú tại đảo Guam.

Vấn đề là ở đảo Guam không có đủ chỗ cho họ. Bây giờ chúng tôi phải có ý kiến với chính quyền ở đó để xem liệu chúng tôi có thể cho thủy thủ lưu trú tại khách sạn trên đảo hay không" - Modly nói.

Thống đốc đảo Guam - bà Lou Lou Guerrero cho biết trong cuộc họp báo hôm 1/4, bà sẽ cho phép các thủy thủ từ tàu ở trong các phòng khách sạn trống trên đảo Guam nếu họ kiểm tra âm tính với virus và trải qua kiểm dịch 14 ngày. Bà nói thêm rằng những thủy thủ đó sẽ tiếp tục được yêu cầu kiểm tra y tế hàng ngày.

Tuy nhiên, ngay cả khi đã rời khỏi tàu, các thủy thủ này vẫn có nguy cơ nhiễm virus corona. Khoảng 150 thủy thủ đang phải ở tạm trong một phòng tập thể dục trên đảo. Một số người bị ho và bị sốt, thậm chí có người hông cho thấy bất kỳ triệu chứng nào nhưng vẫn dương tính với virus corona.

Không gian nơi các thủy thủ lưu trú không đủ để thực hiện "giãn cách xã hội" thích hợp và họ không có dụng cụ vệ sinh phù hợp để khử khuẩn các khu vực. Nên "nhiều người sẽ bị nhiễm bệnh do các điều kiện nơi ở không đảm bảo - không phải là có nhiễm hay không, mà chỉ là vấn đề thời gian" - một thủy thủ giấu tên lo lắng cho biết.

Ngay từ cuối tháng 3, Tướng Brett Crozier đã gửi thư cho Hạm đội Thái Bình Dương cảnh báo: "Chúng ta không có chiến tranh. Các thủy thủ không cần phải chết. Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, không chăm sóc đúng cách tài sản đáng tin cậy nhất của mình là các thủy thủ".

Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết chưa khẳng định được chính xác có bao nhiêu thủy thủ trên tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân này dương tính với virus corona, nhưng khẳng định "không có ai phải nhập viện".

Hôm 30/3, một quan chức quốc phòng Mỹ nói với CNN rằng một tàu sân bay thứ hai của Mỹ, tàu Ronald Reagan, cũng đang phải đối mặt với "một số trường hợp dương tính với Covid-19".

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.